!function (w, d, t) { w.TiktokAnalyticsObject=t;var ttq=w[t]=w[t]||[];ttq.methods=["page","track","identify","instances","debug","on","off","once","ready","alias","group","enableCookie","disableCookie"],ttq.setAndDefer=function(t,e){t[e]=function(){t.push([e].concat(Array.prototype.slice.call(arguments,0)))}};for(var i=0;i

Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

Hói giữa đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị sớm!

Tình trạng tóc rụng nhiều, tóc không mọc lại tập trung ở khu vực giữa đỉnh đầu được gọi là bệnh hói giữa đầu, còn được biết đến là hói kiểu chữ O. Để nhận biết sớm tình trạng này cũng như xác định đúng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ngay từ đầu hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

hói đầu ở nam giới

Hói giữa đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị sớm

1. Biểu hiện hói giữa đầu là gì?

Với cả nam và nữ, biểu hiện của hói giữa đầu là vùng tóc rụng sẽ xuất hiện đầu tiên ở giữa đầu sau đó lan ra xung quanh. Tại vùng rụng tóc sẽ thấy da đầu nhẵn bóng do nang tóc đã bị teo, tóc mới không thể mọc lên được nữa. Cụ thể dấu hiệu hói giữa đầu ở nam và nữ sẽ có những đặc thù như sau:

Biểu hiện ở nam

Tình trạng hói giữa đầu của nam giới sẽ bắt đầu từ việc đỉnh đầu bị thưa, mỏng. Tóc sẽ rụng ngày càng nhiều, lan rộng xuống phần trán. Sau một khoảng thời gian dài rụng tóc thì nang tóc của những phần da đầu bị rụng sẽ suy yếu khiến cho tóc mới không thể mọc lại, lâu dần phần hói giữa đầu trơn bóng và tạo thành khoảng rỗng hình chữ O, tùy vào kích cỡ đầu người bị rụng tóc thì kích thước mảng hói cũng sẽ lớn, bé khác nhau.

các giai đoạn hói đầu ở nam giới

Đối với nam giới tóc sẽ rụng ở giữa đầu và lan rộng dần dẫn đến tình trạng hói giữa đầu

Biểu hiện ở nữ

Đối với nữ thì dấu hiệu rõ nhất là tóc thưa dần dọc theo phần ngôi tóc tạo thành một đường thẳng trên đỉnh đầu. Càng về phía sau thì mật độ tóc càng thưa khiến da đầu hiện rõ. Hình dạng của phần rụng tóc sẽ ngày càng giống hình thoi với phần giữa mở rộng. Cuối cùng vùng hói sẽ mở ra toàn bộ vùng giữa đầu.

các giai đoạn hói đầu ở nữ giới

Tình trạng hói giữa đầu ở nữ diễn ra khi tóc thưa dần, không mọc lại hoặc mọc lại rất ít và da đầu trơn bóng

2. Nguyên nhân dẫn đến hói giữa đầu

Hói giữa đầu xảy ra khi sự cân bằng giữa mọc tóc và rụng tóc không đồng nhất, khi các nang tóc bị tổn thương. Các nguyên nhân hói giữa đầu phổ biến nhất ở các đối tượng mang những yếu tố:

các nguyên nhân dẫn đến rụng tóc hói đầu

Có rất nhiều nguyên nhân làm tác động đến khả năng phát triển của nang tóc, khiến nang tóc bị teo và dẫn đến gãy rụng

  • Hói đầu do di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất, có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tình trạng rụng tóc dẫn đến hói giữa đầu là do hormone Testosterone chuyển hóa thành hormone DHT (Dihydrotestosterone). Hói đầu không chỉ di truyền ở mỗi nam giới mà có thể xảy ra với bất kỳ thành viên nào trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh hói đầu.
  • Hói đầu do tuổi tác: Khi độ tuổi càng tăng lên thì dẫn đến tình trạng lão hoá, cơ thể suy giảm hệ miễn dịch khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại, tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng thì sẽ dễ dẫn đến rụng tóc, hói giữa đầu. Có thể dễ dàng nhận thấy màu tóc của người lớn tuổi đổi màu – đây là một dấu hiệu của lão hoá tóc.
  • Hói giữa đầu do vấn đề nội tiết: Nội tiết tố có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, khi nội tiết tố bị mất cân bằng có thể gây ra tình trạng rụng tóc tạm thời. Đối với nam giới vấn đề bị hói đầu là do hoạt động quá mức hormone DHT (Dihydrotestosterone) làm rút ngắn tuổi thọ của các nang tóc. Đối với nữ giới thì quá trình mang thai, sinh con và tiền mãn kinh làm giảm nồng độ Estrogen dẫn đến hiện tượng rụng tóc nhiều.
  • Hói giữa đầu do căng thẳng: Căng thẳng làm tóc rụng gây nên sự mất cân bằng hormone sẽ tiết ra hợp chất Telogen effluvium khiến nang tóc kém phát triển làm cho tóc yếu và rụng tóc mất kiểm soát gây ra hiện tượng hói giữa đầu. 

Ngoài các nguyên nhân trên thì bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tự miễn… cũng có thể là nguyên nhân làm vùng tóc ở giữa đầu rụng nhiều, rụng từng mảng và không mọc lại. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về từng nguyên nhân trên trong bài viết Tại sao hói đầu.

3. Các giai đoạn phát triển của hói giữa đầu

Giai đoạn đầu:

  • Tóc rụng bất thường, đột ngột tạo thành những đốm nhỏ ở giữa đầu và có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng. Sau khoảng thời gian tóc rụng thì tóc con mọc lại rất yếu, dễ gãy rụng, với số lượng thưa thớt dần.

3 đến 4 tháng sau:

  • Kể từ khi giai đoạn đầu xuất hiện khoảng 3 – 4 tháng mà tình trạng rụng tóc vẫn tiếp tục tiếp diễn và không có sự cải thiện thì dần dần diện tích tóc rụng sẽ lan rộng ra giữa đầu, nghiêm trọng hơn dẫn đến hói giữa đầu do nang tóc bị suy yếu khiến tóc không thể mọc lên kịp so với mức độ rụng tóc.

Tháng thứ 5 và 6 về sau:

  • Da đầu đã lộ rõ nhưng vẫn không có sự tiến triển của việc mọc tóc mới. Tại vị trí tóc rụng bắt đầu nhẵn bóng và có phần hơi nhăn nheo. Tình trạng này kéo tóc và không chữa trị kịp thời thì sẽ không mọc lại được dẫn đến nguy cơ hói giữa đầu nghiêm trọng.
các giai đoạn phát triển của rụng tóc hói đầu

Giai đoạn rụng tóc thường được diễn ra khoảng 6 tháng, trong thời gian này phải chữa trị kịp thời để tránh tình trạng hói giữa đầu

4. Phát hiện hói giữa đầu phải làm gì trước tiên?

Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của hói giữa đầu, điều bạn nên làm là đến khám tại các bệnh viện da liễu uy tín. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được liệu bạn có nguy cơ hói đầu không/ tình trạng hói hiện tại của bạn như thế nào. Từ đó định hướng liệu trình điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt với những trường hợp hói giữa đầu do bệnh lý, trị bệnh trước khi trị hói sẽ làm tăng tỷ lệ thành công lên cao hơn nhiều.

Đồng thời, việc xác định nguyên nhân hói và trị hói đúng cách càng sớm sẽ càng giúp bạn tiết kiệm chi phí. Vì vậy đừng chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.

người đàn ông hói đầu cần gương soi lên tóc

Phát hiện bị hói giữa đầu cần đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên môn để thăm khám, không tự ý sử dụng các biện pháp dân gian

Trước khi khám, các bạn không nên tự ý dùng thuốc bôi hoặc uống, không tự ý sử dụng các biện pháp dân gian để đề phòng trường hợp làm tổn thương phần da đầu như sưng tấy, rộp da đầu.

5. 4 phương pháp điều trị hói giữa đầu hiện nay

Về cơ bản hói giữa đầu do nguyên nhân khác nhau sẽ có liệu trình điều trị khác nhau, song hiện nay có 4 phương pháp được công nhận chung trong điều trị hói đầu mà bạn có thể tham khảo như sau: 

5.1. Sử dụng thuốc được kê toa của bác sĩ

Thuốc Minoxidil (Rogaine)

Thuốc Minoxidil (Rogaine) là thuốc trị rụng tóc duy nhất được FDA công nhận có thể sử dụng điều trị cho cả nam và nữ. Đây là thuốc bôi ngoài da giúp kích thích nang tóc phát triển, đồng thời Minoxidil cũng có khả năng làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích các nang tóc mọc trở lại.

Khi sử dụng thuốc này điều trị các bạn cần kiên trì sử dụng từ 4 tháng cho đến 1 năm để có thể mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Tuy nhiên, khi ngưng dùng thuốc bôi thì tóc sẽ tiếp tục rụng. Song song với tác dụng tốt mà Minoxidil mang lại cho tóc thì sẽ có một số tác dụng phụ như da đầu bị khô, kích ứng, bỏng rát và đóng vảy.

các giai đoạn phục hồi hói đầu ở nữ khi sử dụng thuốc Minoxidil

Thuốc Minoxidil (Rogaine) làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc

Thuốc Finasteride (Propecia, Proscar)

Thuốc Finasteride thuộc nhãn hiệu Propecia vs Proscar là một loại thuốc kê toa uống từ 3 tháng đến 1 năm nhằm ngăn chặn việc sản xuất hormone nam gây rụng tóc với cơ chế liên kết các enzym có khả năng chuyển hóa Testosterone thành DHT. Finasteride có công dụng làm chậm quá trình rụng tóc trong quá trình sử dụng thuốc điều trị và nó có hiệu quả vượt trội hơn thuốc Minoxidil. 

Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế tương tự Minoxidil như khi ngưng dùng thuốc thì tình trạng rụng tóc sẽ quay trở lại. Thuốc có một số tác dụng phụ như cảm thấy phiền muộn, ngứa, phát ban, rối loạn sinh lý.

các giai đoạn phục hồi hói đầu ở nữ khi sử dụng thuốc Finasteride

Quá trình điều trị rụng tóc bằng Finasteride cho một bệnh nhân từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014

5.2. Điều trị bằng phương pháp Cấy Hair Cell Nano Ion vi điểm

Cấy Cell Nano ion vi điểm là một phương pháp trị rụng tóc sử dụng kết hợp sử dụng sóng laser cường độ thấp, đi máy Indiba sóng vô tuyến điện dung và tiêm dưỡng chất nuôi dưỡng nang tóc . Điều trị chứng hói bằng tia laser cường độ thấp này giúp tăng cường tuần hoàn máu ở da đầu và kích thích các nang tóc phát triển.

trị hói đầu bằng laser cường độ thấp tại newhair

Ánh sáng tia laser chiếu vào da đầu sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích tóc phát triển

Đây là một lựa chọn điều trị hói giữa đầu ít xâm lấn hơn so với các phương pháp phẫu thuật cấy tóc. Phương pháp điều trị này được các chuyên gia đánh giá là khá an toàn và hiệu quả khi áp dụng để điều trị rụng tóc.

điều trị rụng tóc hói đầu bằng máy indiba sóng vô tuyến điện dung tại newhair

Máy Indiba sử dụng sóng vô tuyến điện dung tần số vô tuyến 448 kHz giúp tăng cường tuần hoàn máu và phục hồi tế bào nang tóc

5.3. Phẫu thuật cấy tóc

Hai phương pháp cấy tóc phổ biến nhất hiện nay là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên cấy tóc không? 

Cấy tóc sinh học là phương pháp sử dụng các sợi tóc sinh học để cấy vào vùng hói tóc. Ưu điểm là cấy tóc không phẫu thuật, nhưng khả năng đào thải cao dễ gây các biến chứng trên vùng giữa đầu, sợi tóc không tự nhiên như tóc thật.

trị hói đầu bằng cấy tóc

Cấy tóc sinh học chủ yếu dùng sợi tóc sinh học để cấy ghép vào vùng da đầu không có tóc

Cấy tóc tự thân là phương pháp sử dụng chính tóc của người bệnh để cấy vào vùng giữa đầu. Khách hàng có thể lựa chọn các phương pháp:

  • Cấy tóc tự thân FUT: kỹ thuật cắt một dải các nang tóc từ vùng cho tóc, chiết tách thủ công thành các nang nhỏ để cấy ghép vào nơi bị hói. Ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh, chi phí tương đối thấp nhưng có nhược điểm là sẽ để lại sẹo ở vùng cho tóc.
  • Cấy tóc tự thân FUE: kỹ thuật sử dụng bút cấy chuyên dụng để bóc tách những nang tóc khỏe mạnh mang đi vô trùng và cấy lên vùng hói trên đầu. Với ưu điểm là không để lại sẹo, không giới hạn phần tóc cho, có thể sử dụng cả lông cơ thể. Và nhược điểm là chi phí cao, tốn nhiều thời gian để hoàn thành xong một ca cấy tóc.
  • Cấy tóc tự thân HAT: được coi là công nghệ FUE cải tiến hơn, điểm đặc biệt là mũi kim lấy tóc và đầu bút cấy của kỹ thuật HAT bé hơn. Công nghệ này có độ chính xác hơn, quy trình an toàn, tỉ lệ thành công cao, không mất nhiều thời gian.

NEWHAIR là cơ sở điều trị hói tóc bằng phương pháp cấy tóc tự thân uy tín hàng đầu Việt Nam. Chi phí cho liệu trình cấy tóc tự thân ở NEWHAIR có mức giá là 62.000 đồng/nang tóc, để điều trị hói đỉnh đầu cần trung bình 1000 nang tóc sẽ có mức giá từ 50 triệu đồng trở lên.

trị hói bằng phương pháp FUT và FUE

Cấy tóc trị hói giá bao nhiêu còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật mà bạn lựa chọn

5.4. Cấy Siêu tế bào phôi nang tóc

Bác sĩ sẽ lấy máu của bạn mang đi ly tâm để tách hồng cầu ra khỏi huyết tương, thu thập tiểu cầu và tiêm vào các khu vực cần kích thích mọc tóc. Công nghệ Cấy Siêu tế bào phôi nang tóc sẽ hồi phục vi tuần hoàn máu vùng da đầu lão hóa, kích thích quá trình tăng sinh tế bào, chuỗi liên kết collagen, gia tăng lượng hyaluronic acid dưới da, làm chậm tốc độ rụng tóc giữa đầu, kích thích nang tóc mới phát triển, kéo dài giai đoạn mọc tóc, thúc đẩy tóc mọc nhanh.

cấy siêu tế bào phôi nang tóc

Cấy siêu tế bào phôi nang tóc có hiệu quả cao và nhanh hơn so với các phương pháp thông thường

Có thể bạn quan tâm: Có nên cấy lại tóc? Các trường hợp được cấy lại tóc

6. Giải đáp câu hỏi liên quan đến hói giữa đầu

Dưới đây là một số câu hỏi mà những khách hàng thường đặt ra khi gặp phải tình trạng rụng tóc giữa đầu:

6.1. Làm sao để làm chậm lại quá trình rụng tóc?

Để làm chậm quá trình rụng tóc các bạn cần có một chế độ sinh hoạt khoa học và một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm, khoáng chất và vitamin. Cụ thể:

  • Không nên quá lo lắng, căng thẳng.
  • Gội đầu tối đa 3 lần/tuần với dầu gội dành cho tóc dầu, để giảm lượng dầu tiết ra.
  • Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Tránh thức khuya.
  • Có thể dụng các loại thuốc chống rụng tóc giúp bổ sung hoạt chất cho tóc.
  • Không để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Lựa chọn dầu gội phù hợp, không gây kích ứng (không chứa silicon)
  • Khi gội đầu, nên xoa bóp nhẹ, không nên gãi quá mạnh gây trầy xước da đầu, ảnh hưởng đến nang tóc.
  • Không chải tóc khi ướt. Không dùng khăn khô ráp lau tóc.
  • Phải để tóc thật khô mới đi ngủ.
  • Không thường xuyên thay đổi kiểu tóc. Hạn chế uốn, nhuộm, tóc gây tóc yếu và dễ gãy rụng. 

6.2. Mất bao nhiêu lâu thì tóc trên đỉnh đầu sẽ rụng hết?

Mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm để tình trạng tóc trên đỉnh đầu hoàn toàn rụng hết gây ra hói đầu, da đầu nhẵn bóng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động vào quá trình phát triển của tóc như ăn uống, sinh hoạt (thức khuya, ăn vặt). Một vài trường hợp khiến tóc rụng nhiều và hói nhanh hơn đến từ việc bạn thường xuyên rơi vào căng thẳng và mệt mỏi.

Đối với phụ nữ mang thai, mãn kinh, sau sinh thì tình trạng hói giữa đầu sẽ diễn ra nhanh hơn vì lượng estrogen bên trong cơ thể suy giảm đột ngột.

6.3. Hói giữa đầu do di truyền có chữa được không?

Hói đầu do di truyền là vấn đề về gen nên không dễ để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hiện nay, cách để khắc phục tình trạng hói giữa đầu do di truyền chỉ có phương pháp cấy tóc tự thân mà thôi.

6.4. Làm sao để che dấu vùng hói giữa đầu?

Các bạn có sử dụng các mỹ phẩm như phấn che khuyết điểm cho tóc, phấn nhuộm tóc tạm thời hoặc tóc giả để có thể che dấu vùng hói giữa đầu. Đồng thời đừng nên vuốt tóc quá chặt tay.

Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hói giữa đầu. Để được tư vấn thêm về hói giữa đầu cũng như các công nghệ cấy tóc hiện nay, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 6717 để được hỗ trợ tốt nhất.