Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

Hói đầu từng mảng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hói đầu từng mảng là tình trạng tóc rụng nhiều, xuất hiện các mảng trống không có tóc trên da đầu. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này sẽ lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Để hiểu rõ hơn về hói đầu từng mảng, mời bạn cùng NEWHAIR tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Hói đầu từng mảng là gì, có phải bệnh lý không?

Hói đầu từng mảng thực chất là bệnh lý có tên chuẩn là rụng tóc từng mảng (alopecia areata). Đây là hiện tượng tóc rụng thành từng mảng trống trên da đầu, chứng bệnh này thường phát triển khi hệ thống miễn dịch của bạn tự tấn công các nang tóc khiến chúng gãy rụng. Tình trạng này khiến người bệnh bị rụng tóc tự nhiên thành từng mảng theo nhiều hình dạng khác nhau với kích thước trung bình từ 2cm trở lên. Với mỗi người bệnh, số lượng tóc rụng và vùng bị rụng tóc là khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt là người từ 30 – 40 tuổi.

người đàn ông hói đầu từng mảng

Hói đầu từng mảng do sự tấn công của hệ thống miễn dịch

Có nhiều loại hói đầu từng mảng, tiêu biểu là:

  • Rụng tóc từng mảng dạng từng phần: Các mảng tóc rụng khác nhau trên da đầu. 
  • Rụng tóc từng mảng dạng toàn thân: Người bệnh bị rụng tóc và cả lông trên toàn bộ cơ thể.
  • Rụng tóc từng mảng dạng lan tỏa: Người bệnh có tóc mỏng đi đột ngột, tình trạng này ngày càng lan rộng.
  • Rụng tóc từng mảng dạng hình dải: Dạng bệnh này khiến tóc rụng thành dải ở sau đầu và hai bên. 

2. Rụng tóc từng mảng có nguy hiểm không, có chữa được không? 

Rụng tóc từng mảng không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, tuy nhiên vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy, tình trạng này khiến bệnh nhân tự ti, e ngại và ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.  Trong nhiều trường hợp, các mảng tóc rụng trên đầu tự mọc lại mà không cần điều trị. Nếu tình trạng rụng tóc không quá nặng thì rất có thể tóc bạn sẽ mọc lại sau vài tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh bị hói đầu từng mảng kéo dài và ngày càng lan rộng cần được điều trị sớm để phòng ngừa nguy cơ rụng tóc toàn phần (mất toàn bộ tóc trên da đầu). 

cô gái bị rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ

3. Nguyên nhân gây rụng tóc từng mảng

Hói đầu từng mảng là một bệnh tự miễn. Lúc này, hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công nang tóc khiến tóc đi kèm bị rụng. Khi hệ miễn dịch tấn công càng nhiều nang tóc thì lượng tóc rụng sẽ càng lớn.   Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị hói đầu từng mảng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:  

  • Người mắc bệnh tự miễn dịch: Tiêu biểu là viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, thiếu vitamin D,… Ở những người này hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ rụng tóc. 
  • Tiền sử bệnh gia đình: Bạn có nguy cơ bị chứng hói đầu từng mảng cao hơn người khác 10 – 20% khi trong gia đình bạn có người bị bệnh này. 
  • Mắc một số bệnh lý như: Viêm da dị ứng, hen suyễn, bệnh tuyến giáp, Down,… Những người mắc bệnh lý này thường có nguy cơ bị rụng tóc cao hơn bình thường.
  • Đang điều trị ung thư: Một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc từng vùng. Loại rụng tóc này có nghĩa là thuốc điều trị đang phát huy tác dụng. 
cô gái đang điều trị bệnh ung thư

Điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc ở người bệnh

4. Biểu hiện dễ nhận thấy của rụng tóc từng mảng

Rụng tóc từng mảng thường rất khó nhận biết ở thời điểm đầu, bạn cần quan sát kỹ và chú ý đến những thay đổi nhỏ của mái tóc, móng tay hoặc râu, lông tay, chân,… trên cơ thể.

Biểu hiện cụ thể Ảnh minh họa
Các mảng hói trên đầu (nhiều vùng da đầu không có tóc) với nhiều hình dạng, chủ yếu là hình tròn và bầu dục.  các mảng hói trên da đầu
Bề mặt vùng bị hói thường nhẵn, không có sẹo mảng hói đầu nhẵn, không có sẹo
Tóc con mọc lại ở vùng rụng có màu khác hơn so với các vùng tóc khác. tóc con mọc lại ở vùng hói có màu khác
Vùng rụng tóc lan dần theo thời gian, kéo theo rụng lông ở các vùng như: lông mày, lông mi,… rụng tóc từng mảng lan xuống râu
Móng tay có thể xuất hiện các vệt trắng, vết loang, mất độ bóng..  móng tay xuất hiện vệt trắng

5. Chẩn đoán rụng tóc từng mảng bằng cách nào?

Rụng tóc từng mảng dễ được chẩn đoán thông qua dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, có 2 cách thức xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán hói đầu từng mảng gồm: 

Chẩn đoán bằng nội soi 

Kỹ thuật nội soi được sử dụng trong chẩn đoán hói đầu từng mảng là Trichoscopy. Đây là kỹ thuật sử dụng dermoscopy không xâm lấn giúp các bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng của da đầu và tóc. Độ phóng đại hình ảnh của phương pháp gấp 10 – 1000 lần thông thường. Cách thực hiện:

  • Bác sĩ sử dụng máy nội soi kỹ thuật dermoscopy lên da đầu.
  • Quan sát da đầu bằng nội soi, tình trạng hói đầu được thể hiện bao gồm: lông chấm than, lông đứt đoạn hoặc loạn dưỡng, chấm vàng và chấm đen.
  • Bác sĩ kết luận tình trạng và nguyên nhân.

Chẩn đoán bằng sinh thiết da

Phương pháp chẩn đoán này được thực hiện bằng cách lấy một phần nhỏ vùng da đầu để xét nghiệm chuyên sâu. Quá trình chẩn đoán bằng sinh thiết sẽ giúp phát hiện ra các bệnh về chân tóc và da đầu như: nấm, viêm nhiễm…

sinh thiết da

Sinh thiết da để có kết luận chính xác về bệnh

Các bước thực hiện:

  • Bác sĩ sử dụng lưỡi dao cạo và tiến hành lấy một mẫu mô trên da đầu.
  • Mẫu sinh thiết được quan sát bằng các thiết bị chuyên dụng trong phòng thí nghiệm.
  • Bác sĩ kết luận tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị. 

6. Cách chữa rụng tóc từng mảng hữu hiệu

Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ trong điều trị rụng tóc từng mảng, tiêu biểu như:

6.1. Tiêm Steroid

Tiêm Steroid là phương pháp quen thuộc trong điều trị các bệnh tự miễn. Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm Steroid vào các vị trí trong cơ thể để điều trị các đợt cấp của bệnh hói đầu từng mảng.  Người bị rụng tóc nhẹ thường được chỉ định tiêm Steroid trực tiếp vào vùng hói. Việc điều trị bằng phương pháp này phải được lặp lại thường xuyên, sau mỗi 1-2 tháng. Phương pháp này giúp điều trị tình trạng hiện tại, không ngăn ngừa bệnh tái phát. 

6.2. Sử dụng thuốc bôi

Sử dụng các loại thuốc bôi vào vùng da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc. Một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn như: gel thoa steroid, minoxidil… tiêu biểu có thể kể đến:

  • Minoxidil: Giúp hạn chế rụng tóc, hiệu quả sau khoảng 4-6 tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cần có chỉ định của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để hạn chế biến chứng không mong muốn. 
  • Anthralin: Gây kích ứng da giúp tóc mọc lại. 
  • Kem corticosteroid, kem dưỡng da, thuốc mỡ: Giúp giảm tình trạng viêm nang lông.
lọ thuốc bôi

Sử dụng các loại thuốc bôi đầu theo chỉ định y khoa

6.3. Chữa trị bằng phương pháp dân gian

Chữa hói đầu từng mảng bằng phương pháp dân gian là việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để kích thích mọc tóc trở lại. Phương pháp này có ưu điểm là độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và phù hợp với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, do đây là các phương pháp tự nhiên nên người dùng cần kiên trì mới thấy rõ kết quả. Ngoài ra, nhiều người không am hiểu về tính chất của các loại thảo dược có thể kết hợp sai, sử dụng liều lượng thừa/thiếu dẫn, không tốt cho hiệu quả điều trị. Một số phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị rụng tóc từng vùng là:

  • Sử dụng quả bồ kết sao vàng, nấu cùng nước để gội đầu.
  • Đun nước vỏ bưởi để gội đầu, kích thích mọc tóc.
  • Dùng dầu dừa massage da đầu mỗi lần gội. 
  • Tinh dầu bưởi xịt chân tóc hàng ngày 
  • Sử dụng mặt nạ bơ ủ tóc, tăng cường dưỡng chất cho tóc
  • Thoa tinh chất chanh tươi để làm sạch da đầu, kích thích mọc tóc
  • Ủ tóc, cấp ẩm và tăng dưỡng chất cho tóc bằng mặt nạ cà phê

7. Cách cải thiện tình trạng rụng tóc từng mảng

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để góp phần thúc đẩy điều trị rụng tóc từng mảng nhanh hơn.

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc và sức khỏe của nang tóc. Do đó, bạn cần chú ý về những thực phẩm nên và không nên ăn.  Nên ăn: 

  • Trứng: Chứa biotin giúp tóc khỏe mạnh. 
  • Quả mọng: Chứa nhiều vitamin C giảm tổn thương từ gốc tự do của tóc. 
  • Cải bó xôi: Chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, biotin tốt cho tóc. 
  • Cá béo: Chứa nhiều omega giúp tăng mật độ tóc.
  • Hàu: Bổ sung kẽm giảm tình trạng rụng tóc do thiếu kẽm. 
các loại hoa quả dâu tây, cherry, mâm xôi

Các loại quả mọng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tóc

Nên kiêng: 

  • Thực phẩm nhiều chất béo: Chất béo làm bít tắc hoặc cản trở lỗ thông khí trên da đầu khiến da đầu dễ bị kích ứng gây rụng tóc.
  • Thực phẩm giàu đường: Làm tăng nồng độ insulin gây rối loạn chuyển hóa chất béo trong tóc dẫn đến tóc dễ khô, yếu và dễ gãy rụng.
  • Thực phẩm nóng, cay, chất kích thích: Gây kích ứng da đầu dẫn đến ngứa và rụng tóc. 

Cân bằng chế độ sinh hoạt

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và giảm tình trạng rụng tóc.
  • Chăm sóc tóc: Không buộc tóc quá chật, gội đầu với nước ấm nhẹ nhàng, tránh chà, giật tóc mạnh. 
  • Lựa chọn dầu gội và dầu xả phù hợp: Nên chọn loại dầu chứa nhiều vitamin nuôi dưỡng tóc, cân bằng độ pH trên da đầu. Những loại dầu gội cần phù hợp với da đầu để tránh kích ứng.
  • Luyện tập thể dục thể thao: Giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tình trạng hói đầu từng mảng khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Việc điều trị rụng tóc từng vùng trên da đầu đòi hỏi người bệnh cần kiên trì 6 tháng – 1 năm để đạt kết quả tốt khiến nhiều người “nản chí”.  Hiện nay, NEWHAIR by Khơ Thị với các giải pháp hỗ trợ tối đa cho người bệnh giúp: 

  • Cấy tóc giảm hói đầu từng vùng theo công nghệ cấy tóc chuyển giao từ Anh Quốc.
  • Hiệu quả lên đến 95%, nhanh chóng và tiết kiệm cho người bệnh. 
  • 100% tỷ lệ ca cấy tóc thành công, giúp người bệnh tự tin hơn. 

Trên đây là những thông tin về hói đầu từng mảng. Hãy kiên trì thực hiện các biện pháp trị hói từng mảng và điều trị tích cực để sớm cải thiện mái tóc của mình. Ngoài ra, độc giả có thể truy cập kiến thức chăm sóc tóc để có thêm những thông tin mới nhất về căn bệnh rụng tóc, hói đầu!