20/06/2023
Bộ lọc
Chăm sóc sau cấy lông mày theo giai đoạn, bạn đã làm đúng chưa?
Nhu cầu cấy lông mày để cải thiện ngoại hình ngày càng cao. Bên cạnh các tiêu chí về công nghệ, độ hiệu quả, khách hàng còn đặc biệt quan tâm tới cách chăm sóc sau cấy lông mày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những mốc thời gian quan trọng, cần chú ý sau cấy. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp khách hàng không bỡ ngỡ khi chăm sóc, giúp phục hồi lông mày nhanh và an toàn. Sơ lược các mốc thời gian lông mày phục hồi sau cấy lông mày:
- 24h ngay sau phẫu thuật: Hơi đau, căng và tê
- 2 – 7 ngày: Vảy hình thành, tê và đau giảm, vùng cấy có thể bị sưng đỏ
- 2 – 4 tuần: Nang lông dần ổn định, vảy bong, da hồng. Cần có sự cắt tỉa.
- 1 – 4 tháng: Các nang tóc rụng dần, lông mọc thành từng sợi tơ, dày lên dần.
- Sau 6 tháng: Lông mày đã được định hình, khá ổn định.
1. Chăm sóc 24h ngay sau phẫu thuật
Vùng lông mày sau phẫu thuật rất dễ bị tổn thương, nếu chăm sóc sai cách sẽ khiến kết quả khuôn mày không chính xác, dễ bong tróc, hư tổn.
Tình trạng: Lông mày hơi đau, căng và tê.
Cách chăm sóc:
- Cẩn trọng khi rửa mặt: Không để nước rây vào lông mày khi rửa mặt.
- Tránh để tay tiếp xúc lông mày: Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn, rất dễ làm phần nang lông bị nhiễm trùng. Chính vì thế, bạn không nên chạm tay trực tiếp vào vùng lông mày vừa được cấy.
- Không vận động mạnh: Hạn chế vận động mạnh, thể dục thể thao làm đổ nhiều mồ hôi. Bởi mồ hôi, vi khuẩn sẽ khiến khu vực mới cấy lông sẽ dễ bị sưng hoặc bật mảnh ghép, ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp: Toàn bộ phần da ở những vị trí cấy lông mày rất dễ bị cháy nắng. Vì vậy cần hạn chế tiếp xúc với nhiệt để phần da nhạy cảm được bảo vệ.
2. Chăm sóc sau 2 – 7 ngày sau phẫu thuật
Tình trạng: Vảy hình thành, tê và đau giảm, vùng cấy có thể bị sưng đỏ.
Cách chăm sóc:
- Sử dụng thuốc kháng sinh ngăn nhiễm trùng: Sau 2 đến 7 ngày từ khi phẫu thuật cấy lông mày, nếu tình trạng vùng cấy bắt đầu sưng đỏ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh ngăn nhiễm trùng thường được các bác sĩ chỉ định có thể kể đến: Doxycycline, Cefazolin, Clindamycin, Vancomycin… Sau khi dùng vài ngày,, tình trạng sưng viêm của khu vực cấy nang lông sẽ được giảm hẳn.
- Thuốc giảm đau nếu đau: Ngoài thuốc kháng viêm, nhiễm trùng, khách hàng cũng sẽ được bác sĩ kê thêm đơn thuốc giảm đau như: Tylenol, Acetaminophen, Opioids,.. Lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn, uống khi chăm sóc sau cấy lông mày cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể gây khó chịu với dạ dày, đặc biệt khi kết hợp với những loại thuốc được bác sĩ kê đơn.
Nên ăn | Nên kiêng |
– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Lượng nước cần đủ từ 2 đến 3 lít mỗi ngày để bài tiết được các chất độc, kích thích quá trình sản sinh tế bào mới ở khu vực cấy lông mày. – Các thực phẩm từ sữa: Trong thành phần của sữa chứa nhiều vitamin, thúc đẩy quá trình sinh sản tế bào mới, loại bỏ tế bào độc hại để quá trình phục hồi da, tóc, móng nhanh hơn. – Rau củ giàu vitamin: Các loại vitamin A có trong rau củ hỗ trợ quá trình phát triển mô mới, giảm viêm. Trong khi vitamin C sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng viêm… |
– Thịt bò: Chứa lượng đạm cao, khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo. – Thịt gà: Dễ khiến miệng vết thương sưng, ngứa, để lại sẹo lồi. – Rau muống: Dễ dẫn tới sẹo lồi, khiến lông mày sau phẫu thuật. – Trứng: khiến vết thương dễ loang lổ. – Hải sản: gây ngứa ngáy, khó chịu. – Đồ nếp: có tính nóng, khiến vết thương nhiễm trùng, mưng mủ. – Rượu bia, thuốc lá là những chất kích thích có hại với cơ thể. |
3. Chăm sóc sau cấy lông mày 2 – 4 tuần
Tình trạng: Nang lông dần ổn định, vảy bong, da hồng. Cần có sự cắt tỉa để lông mày vào khuôn đẹp hơn.
Cách chăm sóc:
- Vệ sinh vùng cấy: Vùng lông mày sau cấy khoảng 2 đến 4 tuần cần đảm bảo luôn khô thoáng, sạch sẽ. Hãy sử dụng khăn mềm, sạch và lau nhẹ nhàng. Ngoài ra nên hạn chế sử dụng sữa rửa mặt trong thời gian cấy lông mày bởi bọt của sữa rửa mặt sẽ gây đau rát, dễ nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống: Để vết thương mau lành, phần lông mày sau cấy được phát triển đồng đều hơn, bạn cần bổ sung đều đặn nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C có trong cà rốt, khoai lang, cam, canh,… Lúc này, chế độ ăn đã thoải mái hơn, không cần kiêng khem như thời điểm mới cấy lông mày xong.
- Cắt tỉa lông mày: Sau 2 đến 4 tuần, lông mày sau cấy đã bắt đầu mọc. Để các sợi lông mọc đúng khuôn mong muốn, bạn cần tiến hành cắt tỉa lông mày bằng dao cạo chuyên dụng, kéo nhỏ,…Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên nhờ tới các chuyên gia trực tiếp phẫu thuật cho mình trước đó thực hiện quá trình cắt tỉa này để đạt được độ thẩm mỹ cao nhất.
4. Chăm sóc sau 1 – 4 tháng
Tình trạng: Các nang tóc rụng dần, lông mọc thành từng sợi tơ, dày lên dần.
Cách chăm sóc:
- Trong quá trình nghỉ ngơi, bạn cần kê cao đầu bằng 2 gối. Đồng thời dùng khăn cuộn dưới cổ, tránh nằm nghiêng để các mảnh lông sau cấy không cọ vào gối.
- Vệ sinh vùng cấy: Vẫn cần duy trì thói quen rửa mặt bằng khăn sạch, tránh phần lông mày không cho tiếp xúc với quá nhiều nước. Nên sử dụng loại dịu nhẹ, thành phần thiên nhiên.
- Lưu ý: Trong quá trình lông mày lành nếu có hiện tượng ngứa ngáy liên tục, sưng đỏ không thuyên giảm, đây là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Bạn hãy vệ sinh cẩn thận phần lông mày bằng nước muối sinh lý và đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cách xử lý.
5. Chăm sóc sau 6 tháng
Tình trạng: Lông mày đã được định hình, khá ổn định.
Cách chăm sóc:
- 6 tháng là khoảng thời gian lông mày sau cấy tự thân ổn định. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc sau cấy lông mày và sinh hoạt, hoạt động bình thường.
- Ngoài ra bạn cũng nên duy trì thói quen bảo vệ lông mày, da mặt khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Trong thời gian da tái tạo, lên da non rất dễ bị bắt nắng và thâm sạm. Đồng thời tuyệt đối không được tùy tiện gãi, cọ xát, chà mạnh vào lông mày,… làm ảnh hưởng tới độ phục hồi và phát triển của lông mày sau cấy.
6. Trường hợp nào cần tìm đến bác sĩ?
Phương pháp cấy lông mày tự thân được đánh giá là giải pháp an toàn và hiện đại bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế.Một số trường hợp bạn cần tìm tới bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn biện pháp khắc phục như:
- Gặp phải một số tác dụng phụ: Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ dưới 10% bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như ói mửa, buồn nôn sau cấy tóc. Đây là hiện tượng do thuốc dùng trong quá trình cấy nang không phù hợp. Nếu tác dụng phụ nhẹ, các bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc để giảm buồn nôn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và trầm trọng, bệnh nhân sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
- Chảy máu liên tục ở vùng vừa cấy: Một số trường hợp bệnh nhân sau quá trình cấy lông mày bị chảy máu. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần lấy 1 miếng gạc hoặc vải sạch ấn nhẹ, giữ chắc lên vùng chảy máu trong khoảng 2 phút. Nếu tình trạng chảy máu không dứt, bạn cần di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
- Đau nhức không thuyên giảm: Đau nhức là vấn đề thường gặp khi mới thực hiện cấy lông mày. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng kết thúc khi các sợi lông được phát triển ổn định. Cũng có 1 số trường hợp nhỏ bệnh nhân cảm thấy cơn đau nhức không thuyên giảm, hãy liên hệ với đơn vị thực hiện ca phẫu thuật cấy lông mày để được hướng dẫn chi tiết.
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc sau cấy lông mày được chuyên gia tư vấn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ngay bình luận ở dưới bài viết để được tư vấn cụ thể hơn nhé.