20/06/2023
Bộ lọc
Hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân hàng đầu và cách điều trị hiệu quả
Không chỉ là mối lo ngại với những ai ở độ tuổi trung niên, hiện nay tỷ lệ người trẻ bị hói đầu đang ngày càng tăng cao. Hói đầu khi còn trẻ khiến nhiều người lo lắng, đánh mất sự tự tin trong công việc và cuộc sống, ngại giao tiếp… Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Làm thế nào để cải thiện? Cùng NEWHAIR tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Nguyên nhân | Biểu hiện | Cách điều trị |
Hói đầu do di truyền | Hói đầu đột ngột hoặc diễn ra trong thời gian dài tại các vùng hói thường thấy như trán, đỉnh đầu. | Sử dụng thuốc có tác dụng điều trị rụng tóc theo hướng dẫn của bác sĩ. |
Hói tóc do sử dụng hóa chất | Tóc yếu, khô xơ và dễ gãy rụng do thường xuyên lạm dụng hóa chất để uốn, nhuộm tóc. | Có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ kết hợp với các bài thuốc thảo dược nhằm cải thiện tình trạng rụng tóc. |
Hói đầu do căng thẳng thần kinh kéo dài | Khó nhận biết ngay bởi tình trạng hói đầu do căng thẳng, stress sẽ có biểu hiện sau 3 tháng. Tóc của người bệnh thường rụng nhiều, ít mọc tóc con dẫn đến khu vực đỉnh đầu bị hói. | Tránh để đầu óc quá căng thẳng, nên áp dụng các phương pháp nghe nhạc, giải trí để thư giãn. |
Hói đầu do nội tiết tố | Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi gây ra tình trạng rụng tóc thành từng mảng, rụng tóc sau sinh, hói đầu do thay đổi nội tiết tố nam. | Duy trì lối sống lành mạnh và quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cơ thể hơn. Có thể kết hợp sử dụng thuốc dưới sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ. |
Hói đầu do ăn uống không điều độ | Tóc rụng nhiều đột ngột làm hình thành những mảng da đầu bị trống. | Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. |
Hói đầu do thiếu máu |
|
Bổ sung sắt cho cơ thể thông qua đường ăn uống và sử dụng thuốc. |
Bảng tổng quan nguyên nhân và cách điều trị hói đầu khi còn trẻ
1. Hói đầu do di truyền
Đây là tình trạng rụng tóc tự nhiên do sự kết hợp giữa 3 yếu tố: di truyền, nồng độ hormone và quá trình lão hóa. Theo quy luật, hói đầu di truyền gần như là “độc quyền” ở phái mạnh, hiếm khi xảy ra ở nữ giới.
Cụ thể, nội tiết tố nam suy giảm làm tế bào mầm tóc yếu dần, dẫn đến việc tóc mọc lên rất mảnh và dễ rụng. Sau một thời gian, tóc không mọc lại được nữa và gây ra hói đầu.
1.1. Biểu hiện
Hói đầu do gen di truyền có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc diễn ra trong khoảng thời gian dài với nhiều kiểu rụng:
- Hói tóc ở trước trán (kiểu chữ M): Trong khi tóc ở trán vẫn còn nguyên thì vùng tóc ở hai bên thái dương rụng nhiều, làm hình thành hai vòng cung giống chữ M.
- Hói tóc ở đỉnh đầu (kiểu chữ U ngược): Người mắc thường rụng tóc nhiều gây ra hói ở đỉnh đầu rồi dần lan rộng ra trán tạo thành hình chữ U ngược.
- Hói tóc theo mảng (hình chữ O): Với kiểu hói này, tóc cũng bắt đầu rụng từ đỉnh, tuy nhiên vùng hói không lan rộng ra phần trán mà lan đều hình chữ O ra sau gáy.
1.2. Nguy cơ phát triển bệnh
Hói đầu di truyền có liên quan đến tính chất gia đình, các nhiễm sắc thể và nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy sẽ không thể trị dứt điểm được tình trạng này. Tuy nhiên hiện nay, các chuyên gia hoàn toàn có thể ức chế làm chậm quá trình hói đầu di truyền ở người trẻ tuổi, đồng thời cải thiện sức khỏe nang tóc, kích thích mọc tóc bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
1.3. Cách điều trị
Mặc dù thuốc trị hói có tác dụng chữa trị rụng tóc, hói đầu nhưng hiệu quả mang lại trên từng đối tượng sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Hiện nay, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hòa Kỳ đã phê duyệt và cho sử dụng hai loại thuốc sau:
- Finasteride: Có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình chuyển đổi hormone testosterone sang hormone DHT giúp giảm lượng DHT dư thừa trong cơ thể. Từ đây các nang tóc không bị teo lại và có thể tổng hợp tái tạo chân tóc mới.
- Minoxidil: Minoxidil có khả năng cải thiện chức năng nang lông, kích thích sợi tóc phát triển. Bên cạnh đó, nó cũng giúp làm giãn các mạch máu ở da đầu, tăng quá trình vận chuyển nuôi dưỡng các nang tóc.
Điều trị rụng tóc bằng thuốc giúp ngăn chặn quá trình rụng và hỗ trợ tóc mọc trở lại. Hoặc ít nhất, quá trình này sẽ giúp làm chậm lại quá trình rụng tóc của người bệnh. Trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
2. Hói tóc do sử dụng hóa chất
Sử dụng thuốc nhuộm, hóa chất để tạo kiểu, tạo màu cũng ảnh hưởng đến chất lượng mái tóc, có thể gây rụng tóc nhiều hơn. Khi sử dụng nhiều hóa chất, các nang tóc yếu và mảnh dần, sức chịu đựng của tóc trên da cũng bị hạn chế, nếu tác động mạnh tóc dễ dàng đứt, gãy hoặc rụng hẳn.
2.1. Biểu hiện
Hói tóc do sử dụng hóa chất thường có những biểu hiện như sau:
- Tóc rụng không kiểm soát, có hiện tượng gãy ngang thân tóc.
- Sợi tóc yếu và nhạt màu hơn so với trước đây do tẩy, nhuộm thường xuyên.
- Tóc rụng từng mảng, lâu mọc trở lại và dần không mọc nữa dẫn đến hói.
2.2. Nguy cơ phát triển
Các thành phần trong thuốc nhuộm gây ra các phản ứng phụ cho người dùng như: tóc khô, mất độ bóng, viêm chân tóc, viêm da dị ứng và tóc gãy nhiều. Thậm chí nếu không điều trị thì có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn là viêm kích ứng, sưng nề da đầu, nổi mụn nước và tóc rụng từng mảng, rụng toàn bộ tóc ở một số vùng.
Rụng tóc do hóa chất diễn biến phức tạp, có nhiều mức độ khác nhau. Nhưng một điều may mắn là hói tóc ở người trẻ do các hóa chất vẫn có thể điều trị được.
2.3. Cách điều trị
Sử dụng thuốc:
Nếu tóc của bạn đang rơi vào tình trạng hư tổn nặng, tóc yếu dễ gãy và rụng nhiều, từng mảng thì cách để ngăn chặn và chữa trị nhanh nhất chính là dùng thuốc. Một vài loại thuốc điều trị rụng tóc phổ biến là minoxidil (dành cho cả nam và nữ), finasteride (dành cho nam), dutasteride (dành cho nam) và spironolactone (dành cho nữ)…
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ.
Áp dụng các bài thuốc từ thảo dược
Để ngăn ngừa hư tổn, cải thiện tình trạng rụng tóc do hóa chất, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả tự nhiên, lại an toàn cho sức khỏe, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí. Sau đây là một số loại thảo dược cực tốt trong việc chăm sóc tóc:
- Tinh dầu bưởi: Tinh dầu trong vỏ bưởi chứa nhiều pecton, naringin, đường ramoza và các loại vitamin. Đặc biệt, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp làm sạch da đầu và kích thích mọc tóc chắc khỏe.
- Bồ kết: Bồ kết cung cấp nguồn dưỡng chất tự nhiên dồi dào cho nang tóc như carbohydrate(16%0, lipit (29%) và các khoáng chất như canxi, kẽm,.. cho chân tóc và da đầu. Do đó, loại thảo dược này còn có khả năng trị rụng tóc, làm mềm da đầu và phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc bóng mượt. Gel làm từ nha đam cũng được xem là hoạt chất sinh học thúc đẩy quá trình tái tạo tóc, giúp tóc phát triển nhanh hơn.
3. Hói đầu do căng thẳng thần kinh kéo dài
Áp lực, căng thẳng thần kinh sẽ làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến nang tóc. Khiến tóc rụng nhiều và ít mọc tóc con do không đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, khi bị stress trong thời gian dài, cơ thể sẽ tự sản sinh ra chất P có tác dụng bảo vệ các cơ quan quan trọng. Tuy nhiên loại chất này lại là tác nhân gây tổn thương đến mầm tóc dẫn đến tăng số lượng tóc rụng.
3.1. Nguy cơ phát triển
Khá khó để phát hiện sớm vì tình trạng rụng tóc do căng thẳng sẽ thường biểu hiện rõ rệt trong vòng 3 tháng sau khi bị stress, áp lực về tâm lý. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, nếu bạn kiểm soát tốt được căng thẳng, tóc của bạn có thể mọc trở lại mà không cần phải can thiệp thuốc.
3.2. Cách điều trị
Để khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rụng tóc, hói tóc do căng thẳng ở người trẻ tuổi, việc quan trọng nhất là cần phải giảm tối đa những căng thẳng không cần thiết. Theo đó, các bạn nên áp dụng theo các cách dưới đây:
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Giảm bớt khối lượng công việc để tránh căng thẳng.
- Nghe nhạc, đọc sách, uống trà để thư giãn.
- Suy nghĩ tích cực, hạn chế việc tự tạo áp lực cho bản thân.
- Luyện tập thể dục.
- Rời bỏ các thiết bị công nghệ.
4. Hói đầu do nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết là một trong những lý do gây ra việc rụng tóc, hói đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do các nội tiết tố thay đổi gây ảnh hưởng đến nang tóc, trong khi đó, nang tóc là bộ phận chịu trách nhiệm duy trì sự sống của sợi tóc. Khi các nang tóc bị tổn thương, chu kỳ phát triển của tóc dễ bị rối loạn, dẫn tới rụng tóc sớm hoặc khó mọc lên tóc mới.
4.1. Biểu hiện
Một số biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng hói đầu do nội tiết tố:
- Tóc có biểu hiện rụng nhiều trong thời gian dài khiến tóc mỏng dần theo thời gian.
- Da đầu tiết nhiều dầu khiến tóc bết nhanh.
- Ở nữ giới thường rụng chủ yếu ở phần đỉnh đầu, còn nam giới thường rụng ở 2 bên đỉnh của trán tạo nên hình chữ M đặc trưng.
4.2. Nguy cơ phát triển
Hói đầu do nội tiết tố nếu không có sự can thiệp để cân bằng nội tiết tố sẽ làm cho tình trạng rụng tóc, hói đầu diễn ra phức tạp và nghiêm trọng.
4.3. Cách điều trị
Duy trì lối sống lành mạnh:
Để có một lối sống lành mạnh, bạn cần:
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm xáo trộn các hoạt động trao đổi chất diễn ra trong cơ thể hoặc làm tình trạng stress nghiêm trọng hơn. Nên ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress: Căng thẳng thần kinh khiến cơ thể chúng ta mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rụng tóc nhiều. Do đó, giảm khối lượng công việc, bớt suy nghĩ sẽ giúp đời sống tinh thần và thể chất người bệnh tốt hơn.
- Thể dục đều đặn mỗi ngày: Việc vận động và tập luyện thể chất sẽ kích thích các tuyến nội tiết tố hoạt động đều hơn. Giúp cân bằng hormone, khiến cho da tóc chắc khỏe.
Sử dụng thuốc:
- Thuốc bôi Minoxidil: thuốc sử dụng được cho cả nam và nữ, dùng để bôi lên vùng da đầu bị rụng tóc. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giãn các mạch máu ở dưới da đầu, giúp máu vận chuyển oxy cùng chất dinh dưỡng lên nang và chân tóc tốt hơn. Nhờ vậy mà tóc được kích thích mọc lên.
- Thuốc uống Finasteride: Thuốc có khả năng ức chế enzym 5-alpha reductase loại II – loại enzyme có khả năng chuyển hóa testosterone thành DHT gây rụng tóc, làm chậm quá trình rụng tóc. Thuốc chỉ dành cho nam giới.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần có sự tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ.
5. Hói đầu do ăn uống không điều độ
Việc ăn uống không điều độ, hay chế độ ăn uống không cân bằng giữa các chất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất. Đặc biệt, việc thiếu protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự sống của mái tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen… sẽ làm suy giảm sức khỏe của tóc, gây rụng nhiều tóc và tệ hơn là dẫn đến căn bệnh hói đầu.
5.1. Biểu hiện
Bệnh hói đầu ở người trẻ do ăn uống không điều độ thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột, hình thành những mảng da đầu bị trống.
5.2. Cách điều trị
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng:
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau để giúp mọc tóc, trị hói đầu hiệu quả:
- Hải sản: tôm, cua, cá biển,…
- Rau xanh lá sẫm
- Thịt đỏ và gan: như thịt bò, thịt heo, thịt dê,…
- Các loại hạt: hạnh nhân, đậu
Ngoài ra, bạn nên kiêng những thực phẩm sau đây để hạn chế tình trạng hói tóc:
- Đồ quá ngọt
- Đồ cay nóng
- Thức ăn nhanh hoặc quá mặn
- Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt:
Đi kèm với việc bổ sung dinh dưỡng, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt đều đặn:
- Không bỏ bữa: Ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn uống đúng giờ: Ăn uống không đúng bữa là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa, giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, bạn cần quan tâm đến việc ăn uống đúng giờ và sắp xếp bữa ăn sao cho hợp lý. Thời gian lý tưởng nhất để ăn bữa sáng là từ 7-8h, bữa trưa từ 12h30 đến 14h và bữa tối từ 18h – 21h.
- Ngủ đủ giấc: Tối thiểu nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
6. Hói đầu do thiếu máu
Hói đầu do thiếu máu là tình trạng đang diễn ra phổ biến. Nguyên nhân là do khi thiếu máu, lượng máu cung cấp không đủ nên nang tóc sẽ không thể đưa được đầy đủ dưỡng chất đến thân tóc để nuôi dưỡng tóc, từ đó khiến tóc yếu dần, dễ rụng và hói đầu.
6.1. Biểu hiện
Hói đầu do thiếu máu kéo dài thường có những biểu hiện nguy hiểm như:
- Dễ gãy móng tay, móng chân, đặc biệt là hay bị gãy rụng tóc.
- Đau đầu do thiếu máu lên não, máu không lưu thông đủ để cung cấp oxy cho não.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chân tay lạnh toát.
6.2. Nguy cơ phát triển
Rụng tóc do thiếu máu não kéo dài có thể kèm theo những hệ lụy đối với cơ thể như: Cơ thể xanh xao, nhợt nhạt, hoa mắt, tim đập nhanh, đau đầu,… Nặng hơn, có thể dẫn đến hiện tượng liệt, yếu, đột quỵ do lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt.
Hầu hết nguyên nhân rụng tóc do thiếu máu là bởi cơ thể thiếu sắt gây nên. Điều này làm chậm quá trình chuyển hóa chất, kích thích phân chia tế bào sừng khiến tình trạng rụng tóc nặng thêm và tóc mỏng dần.
6.3. Cách chữa trị
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu). Hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô, nhờ đó các nang tóc mới có thể phát triển.
Người bệnh có thể bổ sung sắt thông qua:
– Ăn uống:
- Rau xanh đậm.
- Trái cây giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, ổi, ớt đỏ…
- Thịt gia súc, gia cầm: thịt cừu, thịt nai, gà, vịt, thịt lợn, thịt bò.
- Nội tạng động vật.
- Các loại hải sản.
– Sử dụng thuốc: Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 3 dạng thuốc bổ sung sắt và axit folic cho người thiếu máu: viên nén, viên nang, dạng lỏng (thuốc bổ máu dạng nước).
Cấy tóc tự thân – Giải pháp trị tận gốc cho người trẻ bị hói đầu
Cấy tóc tự thân được coi là giải pháp hiệu quả để chữa trị hói đầu khi còn trẻ và có tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng chính các nang tóc tự thân khỏe mạnh nhất của cơ thể cấy ghép vào vùng thiếu hụt, có độ tương thích cao.
Để có thể đảm bảo an toàn, độ thành công cao khi cấy tóc tự thân, hãy cân nhắc lựa chọn NEWHAIR – địa chỉ cấy tóc tự thân uy tín với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Sử dụng tóc thật của chính bạn để tiến hành cấy, mang lại mái tóc tự nhiên nhất giúp bạn tự tin mỗi khi xuất hiện.
- Điều trị dứt điểm hói, giải quyết triệt để vấn đề hói đầu bẩm sinh, tóc rụng nhiều, tóc thưa thưa lộ mảng da đầu.
- Đạt độ thẩm mỹ cao với các đường line tóc đẹp.
- Đảm bảo an toàn, không đau, không sưng, không để lại sẹo,… phục hồi da đầu khỏe mạnh, kích thích tóc mọc đạt kết quả thành công trên 90%.
>>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm về cấy tế bào mầm tóc, đây cũng là phương pháp điều trị rụng tóc, hói đầu không xâm lấn, không phẫu thuật hiệu quả.
Hói đầu khi còn trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên đây là những thông tin về biểu hiện và cách điều trị rụng tóc khi còn trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị hiệu quả nhất. Hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm và chăm sóc mái tóc của mình bạn nhé!