20/06/2023
Bộ lọc
Nang tóc bị hoại tử có phục hồi được không?
Chăm sóc làm đẹp cho tóc ngày nay đã trở nên quen thuộc, thậm chí đôi khi còn phức tạp hơn cả chăm sóc da. Tuy nhiên có một nỗi sợ hãi rất lớn khi chăm sóc tóc đó là nang tóc bị hoại tử. Vậy, do đâu dẫn đến tình trạng này? Chúng ta có thể ngăn ngừa hay trị liệu dứt điểm cho nó hay không?
1. Nang tóc là gì
Đây là bộ phận bên dưới cùng của sợi tóc, thường nằm dưới da đầu. Nó cũng được xem như là gốc tóc. Bởi vì nang tóc được hình thành từ các mạch máu nhỏ chứa chất dinh dưỡng để nuôi tóc.
Chính vì vai trò giúp cho tóc phát triển khỏe mạnh của nang tóc mà khiến nó trở nên quan trọng. Nếu nang tóc bị tổn thương cũng đồng nghĩa với sự sống của sợi tóc sẽ không còn. Nếu không kịp thời chữa trị, có thể bạn sẽ không còn tóc nữa.
2. Biểu hiện của nang tóc bị hoại tử
Vậy, làm thế nào để nhận biết nang tóc đang yếu dần và bị tổn thương ? Sau đây sẽ là một số biểu hiện đáng chú ý khi nang tóc bị teo (hoại tử):
- Rụng tóc nhiều, liên tục. Rụng tóc có thể có nhiều nguyên nhân như ngủ không đủ giấc, dùng sản phẩm gội, xả không phù hợp… nhưng việc rụng tóc quá nhiều, trên 100 sợi/ ngày, chính là biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng nang tóc yếu, teo nhỏ.
- Nếu tóc rụng bất thường ở giai đoạn mà đáng lẽ phải mọc tóc nhiều thì đây là dấu hiệu cho nang tóc chết. Tóc rụng càng lâu, khả năng mọc lại tóc càng giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sự xinh đẹp vốn có của mái đầu của bạn.
- Tình trạng da đầu nhẵn bóng. Điều này chính là do nang tóc bị hoại tử, vì thế nó được xem là dấu hiệu khá chính xác để xác định tình trạng nang tóc. Da đầu nhẵn bóng giảm thiểu khả năng mọc lại tóc, đồng nghĩa với việc vùng da đó đã chết hoặc mất hết dinh dưỡng. Điều này cho thấy khả năng tóc chết là rất cao.
3. Nguyên nhân dẫn đến nang tóc bị hoại tử
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tuy nhiên chủ yếu vẫn là nguyên nhân đến từ bên trong.
- Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: việc cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến phần dinh dưỡng dành cho tóc ít đi. Điều này khiến cho nang tóc yếu dần và mất khả năng bám giữ. Ta có thể bắt gặp trường hợp này ở những người đang ăn kiêng, ăn chay hoặc ốm nặng. Họ là những đối tượng dễ bị rụng nhiều tóc và có nguy cơ bị tổn thương nang tóc rất cao.
- Trạng thái cơ thể tiêu cực: chẳng hạn như căng thẳng hay stress. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến nang tóc của bạn. Việc stress hay mệt mỏi sẽ dẫn đến việc nang tóc yếu dần và mất khả năng hoạt động.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh: đối với những người hay bị bệnh, thường xuyên phải uống thuốc thì cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ về nang tóc bị tổn thương. Bởi vì khó tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên tỷ lệ này thường không cao vì chỉ khi uống nhiều thuốc và liên tục trong thời gian dài mới có khả năng bị.
- Tác động từ hóa chất và nhiệt lên da đầu: đây là điều dễ bắt gặp ở những người thường xuyên thay đổi kiểu tóc. Những hóa chất nhuộm, duỗi, uốn … hay nhiệt độ cao sẽ khiến tóc bị hư tổn. Do các thành phần trong trong các loại thuốc đó khiến các lớp bảo vệ tóc bị phá vỡ, sự liên kết giữa các lớp keratin bị lỏng lẻo. Đồng thời một khi thấm vào da đầu sẽ làm cho nang tóc bị tổn thương.
- Các bệnh về da đầu không được chữa trị đúng cách: chẳng hạn như nấm da, vẩy nến, thậm chí là gàu. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ làm cho cấu trúc nang tóc bị thay đổi ít nhiều.
4. Nang tóc bị hoại tử có phục hồi được không?
Số lượng nang tóc được quy định bởi gen và không có khả năng tự sản sinh hay tái tạo trong suốt quá trình sinh trưởng. Một câu hỏi đặt ra là: nang tóc bị hoại tử có chữa được không? Câu trả lời là không. Việc phục hồi tự nhiên nang tóc đã bị hoại tử gần như là không thể. Tuy nhiên vẫn có cách khắc phục tình trạng tóc thưa, hói đầu do nang tóc bị hoại tử, đó là cấy tóc tự thân.
Khi nang tóc đã hoại tử thì việc phục hồi tự nhiên là gần như không thể. Lúc này, cách duy nhất có thể khắc phục là tiếp nhận thực hiện thủ thuật cấy tóc tự thân.
Bởi vì nang tóc bị hoại tử đã không còn khả năng sinh trưởng nên cần cấy tóc để lấp những vị trí tóc thưa thớt. Đây là phương pháp dùng chính nang tóc khỏe của người bị làm cơ sở và cấy vào vùng da đầu nơi có nang tóc bị hoại tử.
5. Cách chăm sóc nang tóc, phục hồi tổn thương cho nang tóc
- Hạn chế sử dụng các công nghệ làm đẹp: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp nang tóc với hóa chất.
- Bổ sung dưỡng chất nuôi tóc khỏe từ bên trong: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng tóc: Áp dụng các cách chăm sóc từ những nguyên liệu thiên nhiên.
- Tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp nhiều dưới ánh nắng mặt trời.
Trên đây là một số thông tin về nang tóc bị hoại tử. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng tránh tình trạng này.