Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

Nang tóc là gì, ảnh hưởng như thế nào khi cấy tóc?

Nang tóc là gì? Nang tóc là một phần quan trọng của mái tóc, chúng giữ vai trò quan trọng quyết định đến độ dày, độ chắc khoẻ của mái tóc. Cấy tóc là một phương pháp phổ biến được sử dụng điều trị tình trạng tóc thưa, hói đầu, rụng tóc an toàn, đạt hiệu quả cao. Trong nội dung sau đây, Viện cấy tóc NewHair by Khơ Thị sẽ cung cấp thông tin cho bạn về cấu trúc nang tóc, chức năng và ảnh hưởng của chúng như thế nào khi cấy tóc. 

Nang tóc là gì? 

Nang tóc là gì? Nang tóc hay còn gọi là nang lông, chân tóc nằm trong lớp biểu bì trải dài xuống lớp hạ bì. Chúng còn được gọi là phần “sống” của tóc, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và tái tạo sợi tóc. 

Cấu trúc nang tóc gồm những phần nào? 

Nang tóc có cấu trúc hình túi nằm lớp ngoài cùng (lớp biểu bì) của da. Tóc sẽ mọc ở phần dưới cùng của nang tóc. Với phần gốc được cấu thành cấu thành từ tế bào protein và được nuôi dưỡng bởi các mạch máu. Các tuyến bã nhờn gần nang tóc sẽ phát triển song song để cung cấp lượng dầu tự nhiên, giúp bôi trơn, bảo vệ da đầu và tóc. 

nang tóc là gì

Chu kỳ phát triển của một nang tóc

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, mỗi người trung bình sở hữu 100.000 – 150.000 nang tóc trên da đầu. Nang tóc là gì? Chu kỳ của một nang tóc phát triển ra sao? Chu kỳ phát triển của một nang tóc gồm 3 giai đoạn:

nang tóc là gì
  • Giai đoạn tăng trưởng (Anagen): kéo dài từ 2 – 6 năm, đây là giai đoạn tóc mọc nhanh và liên tục. Các tế bào trong nang tóc phân chia nhanh chóng, sợi tóc mới được đẩy lên phía trên, mọc dài ra khỏi da đầu. Khoảng 85 – 90% tóc trên đầu của một người khỏe mạnh đang trong giai đoạn tăng trưởng. 
  • Giai đoạn chuyển đổi (Catagen): kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, nang tóc bắt đầu co lại và ngừng phát triển. Các tế bào trong nang tóc ngừng phân chia và nhú bì (dermal papilla) bắt đầu tách khỏi nang tóc. Khoảng 1 – 2% tóc trên đầu đang ở trong giai đoạn này. 
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen): kéo dài khoảng 2 – 4 tháng, nang tóc ở trạng thái nghỉ và tóc không mọc nữa. Cuối giai đoạn này, tóc sẽ rụng và một sợi tóc mới bắt đầu mọc ra từ nang tóc, đẩy sợi tóc cũ rụng khỏi da đầu. Khoảng 10 – 15% tóc trên đầu đang ở giai đoạn Telogen. 

Sau khi tóc rụng trong giai đoạn Telogen, nang tóc sẽ bắt đầu trở lại giai đoạn tăng trưởng (Anagen) và chu kỳ phát triển mới. Sự cân bằng giữa ba giai đoạn này vô cùng quan trọng để duy trì mái tóc khỏe mạnh. Các yếu tố như hormone, di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường đều có thể ảnh hưởng chu kỳ phát triển tóc 

Chức năng của nang tóc 

Nang tóc là một hệ thống sinh học tinh vi, không chỉ giữ vai trò sản xuất và bảo vệ tóc mà chúng còn phản ánh tình trạng sức khoẻ tổng thể của cơ thể. Sau đây là một số chức năng của nang tóc: 

nang tóc là gì
  • Sản sinh và tăng trưởng: nang tóc chứa các tế bào gốc chịu trách nhiệm sản xuất và tăng trưởng sợi tóc mới. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt quá trình phát triển của tóc. 
  • Tạo màu tóc: các tế bào sắc tố (melanocytes) trong nang tóc sản xuất, quyết định màu sắc của tóc. 
  • Bảo vệ da đầu: tóc mọc ra từ nang tóc giúp bảo vệ da đầu khỏi tác động cơ học, tia UV và các yếu tố môi trường. 
  • Điều tiết nhiệt độ: nang tóc và tóc giúp điều tiết nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ ấm và bảo vệ da đầu khỏi mất nhiệt. 
  • Bài tiết dầu: tuyến bã nhờn gắn liền với nang tóc tiết ra bã nhờn, giúp bôi trơn, bảo vệ da đầu khỏi vi khuẩn, nấm và kháng khuẩn.
  • Tái tạo tế bào: nang tóc liên tục trải qua các chu kỳ tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế các tế bào cũ bằng tế bào mới, giúp cân bằng & duy trì sức khỏe của da đầu và hệ thống lông tóc cơ thể. 

Một số bệnh lý phổ biến ở nang tóc

Sau khi tìm hiểu nang tóc là gì, cấu trúc, chức năng của nang tóc, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bệnh lý phổ biến ở nang tóc. Nang tóc chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm di truyền, hormone, môi trường, sức khoẻ,…Chúng quyết định đến độ dày, màu sắc, sự phát triển và độ chắc khoẻ của mái tóc. Khi nang tóc bị tổn thương, suy yếu có thể dẫn đến các tình trạng tóc mỏng, rụng tóc, viêm nang lông,…

nang tóc là gì
  • Rụng tóc di truyền: phổ biến ở nam giới do quy trình phát triển của tóc bị ảnh hưởng bởi hormone khiến tóc yếu đi, mọc chậm lại hoặc rụng hoàn toàn. Các nang tóc bị ảnh hưởng, dần teo lại, không thể thực hiện chức năng sản xuất, phát triển tóc như trước. 
  • Rụng tóc mảng, hói đầu: khi hệ thống miễn dịch cơ thể bị tấn công, các nang tóc ở da đầu bị thương tổn nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng rụng tóc hoàn toàn. Hiện tại chưa có cách phòng ngừa bệnh rụng tóc mảng, nhưng có thể cải thiện, làm chậm quá trình rụng tóc bằng cách bôi thoa hoặc sử dụng công nghệ cao. 
  • Viêm nang lông: nguyên nhân do nhiễm trùng tụ cầu, da đầu xuất hiện những nốt mụn đỏ, tiến triển thành mụn mủ, kèm theo cảm giác ngứa, đau, khó chịu. Bệnh viêm nang tóc có thể làm suy giảm chức năng của nang tóc, dẫn tới tóc rụng. 

Nang tóc ảnh hưởng như thế nào sau khi cấy tóc

Nang tóc là gì? Nang tóc đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên thành công của quá trình cấy tóc tự thân. 

  • Nguồn cung cấp nang tóc khỏe mạnh: nang tóc được lấy từ vùng hiến tóc (phía sau hoặc hai bên đầu). Đây là những vùng không bị ảnh hưởng bởi bệnh lý phổ biến vùng da đầu và chứa những nang tóc khỏe mạnh, có khả năng mọc suốt đời trong suốt cuộc đời. 
  • Bóc tách và chuẩn bị cấy tóc: sau khi bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên biệt, các nang tóc được bóc tách, chọn lọc, đảm bảo chúng có kích thước, hình dạng phù hợp để cấy vào vùng điều trị. Quá trình này giúp đảm bảo nang tóc được cấy đúng cách, tỉ lệ sống sót cao. 
  • Cấy tóc: các nang tóc được cấy vào vùng tóc thưa, hói đầu. Quy trình này yêu cầu kỹ thuật chính xác để đảm bảo các nang tóc được đặt đúng vị trí, đảm bảo vẻ tự nhiên, tính thẩm mỹ. Sau khi cấy ghép, các nang tóc cần thiết lập lại nguồn cung cấp máu để nhận được lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết để phát triển. 
  •  Hồi phục & tăng trưởng tóc mới: nang tóc qua giai đoạn ổn định thường kéo dài khoảng vài tuần. Các nang tóc sẽ có sự liên kết với mạch máu và bắt đầu chu kỳ phát triển tóc. Các sợi tóc sẽ mọc từ 3 – 4 tháng sau phẫu thuật và tiếp tục mọc dài, phát triển lên trong 6 – 12 tháng tiếp theo. 
  • Duy trì kết quả: nếu quy trình cấy ghép thực hiện chính xác, tóc mới sẽ mọc ra từ nang tóc và duy trì hiệu quả dài lâu.  
nang tóc là gì
(Nang tóc phát triển sau khi thực hiện bằng phương pháp cấy tóc tự thân)

Cách ngăn ngừa tác dụng phụ đối với nang tóc 

Nang tóc là gì, có ảnh hưởng như thế nào khi cấy tóc? Như đã chia sẻ, cấy tóc là liệu pháp an toàn, tuy nhiên chúng vẫn có một số ảnh hưởng nhất định đối với nang tóc và các vùng da đầu xung quanh. Chẳng hạn như phù nề, sưng to, ngứa, khó chịu vùng da đầu, rụng tóc tạm thời,…bạn có thể cải thiện bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chăm sóc theo sự chỉ định từ bác sĩ. 

Việc chọn một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, lựa chọn địa chỉ cấy tóc uy tín, công nghệ ít xâm lấn, nang tóc có độ tương thích cao sẽ giúp duy trì hiệu quả dài lâu, an toàn, hạn chế tình trạng đào thải sau cấy. 

Tóm lại để hiểu rõ về nang tóc là gì, quá trình phát triển nang tóc cũng như ảnh hưởng của chúng đối với phương pháp cấy tóc. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp điều trị tóc thưa, tóc mỏng, hói đầu,…đừng ngần ngại liên hệ với Viện cấy tóc NewHair by Khơ Thị để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.