20/06/2023
Bộ lọc
Những biểu hiện hói đường chân tóc và cách điều trị
Hầu hết những người sở hữu đường chân tóc cao đều có vùng trán rộng và gương mặt mất cân xứng. Điều này có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính là do đường chân tóc cao bẩm sinh hoặc do tóc rụng trước trán dẫn đến hói. Mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết sau đây, hãy cùng New Hair tìm hiểu về những biểu hiện của hói đường chân tóc và cách điều trị chúng hiệu quả nhất.
1. Hói đường chân tóc bẩm sinh là gì?
Hói đường chân tóc bẩm sinh hay trán cao bẩm sinh là một thuật ngữ chung dùng để chỉ những người có vầng trán cao, dô tự nhiên, đường chân tóc không đều. Trong đó khoảng cách từ hai hàng chân mày cho đến đường chân tóc lớn hơn một nửa chiều dài khuôn mặt. Chính vì thế khi nhìn trực diện vào người trán cao bẩm sinh sẽ thấy tổng thể gương mặt thiếu hài hòa và mất cân đối.
1.1. Đặc điểm
Đối với những người có đường chân tóc cao bẩm sinh thì toàn bộ vùng da đầu ở trước trán sẽ không có sự hiện diện hay tồn tại của bất kỳ một nang tóc nào. Từ đó dẫn đến việc da đầu không thể sản sinh ra các sợi tóc ở khu vực này.
Các phương pháp ngoài da hay dùng thuốc kích thích mọc tóc đối với người bị hói đường chân tóc bẩm sinh đều không mang lại hiệu quả. Bởi những sản phẩm này thường chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất để giúp da đầu khỏe mạnh chứ không có chức năng kích thích nang tóc mọc lại trên da đầu.
1.2 Cách xử trí
Người trán cao, dô bẩm sinh hoàn toàn không có nang tóc nên phương pháp xử lý hiệu quả nhất để thu gọn đường chân tóc và giúp cho gương mặt trở nên cân đối hơn chính là cấy tóc. Cấy tóc là một thủ thuật giúp phân bổ lại vị trí của các sợi tóc trên da đầu nhằm giúp cho bệnh nhân che đi khuyết điểm hói và tạo điều kiện để kích thích tóc mọc trở lại. Hiện nay có 2 phương pháp cấy tóc chính mà bệnh nhân có thể tìm hiểu và lựa chọn đó là cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học.
Quá trình cấy tóc được diễn ra trong một môi trường vô trùng, bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng một loại bút cấy chuyên dụng để cấy từng sợi tóc vào trong da đầu của bệnh nhân. Tùy vào phương pháp cấy tóc mà bệnh nhân lựa chọn thì bác sĩ thực hiện có thể dùng sợi tóc sinh học hoặc tóc thật của chính khách hàng.
Thông thường một liệu trình cấy tóc sẽ diễn ra từ 4-6 giờ với tỷ lệ cấy thành công lên đến 100%, trong khi tỷ lệ tóc sống khỏe sau cấy cũng đạt ít nhất từ 90-95%.
2. Hói đường chân tóc do tóc rụng
Theo các chuyên gia thì ngoài yếu tố bẩm sinh, hói đường chân tóc còn có thể bắt nguồn từ quá trình rụng tóc nghiêm trọng và liên tục trong thời gian dài của bệnh nhân. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng hói trán và khiến cho tóc con không mọc trở lại.
2.1 Nguyên nhân
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc thường xuyên ở cả nam/nữ và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Tuổi tác
Các dấu hiệu rụng tóc do tuổi tác sẽ xuất hiện ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên nhiều hơn nữ giới. Theo thời gian, các bộ phận trên cơ thể sẽ dần bị lão hóa bao gồm cả tóc. Nó sẽ khiến cho mái tóc của bạn trở nên bạc màu, yếu và mỏng hơn trong khi các nang tóc sẽ phát triển chậm lại, thậm chí ngừng phát triển.
- Di truyền
Hói đầu di truyền là do da đầu tăng nhạy cảm với một loại hậu nội tiết tố DHT. Lượng DHT tăng cao quá mức cần thiết, tấn công làm nang tóc co lại, tế bào mầm tóc suy yếu dần. Đây là nguyên nhân chính khiến tóc mọc lên yếu, mảnh, lưa thưa, dễ rụng.
Với nam giới, rụng tóc di truyền xuất hiện đột ngột hoặc trong thời gian dài với nhiều kiểu rụng như hói trán (rụng tóc chữ M), hói đỉnh đầu (rụng tóc chữ U) hoặc hói theo mảng (rụng tóc chữ O). Trong khi đó, những người phụ nữ có gen hói đầu di truyền sẽ có mái tóc mỏng và rụng dần theo thời gian, ngôi tóc bị thưa, nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu và lan rộng dần sang các vùng khác.
- Bệnh lý
Tình trạng tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. Theo đó, một số bệnh lý có thể gây rụng tóc và hói trán như: bệnh lý về tuyến giáp, hắc lào, nhiễm trùng da đầu gây ra bởi nấm, lupus ban đỏ,…
- Căng thẳng, stress
Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mất đi sự cân bằng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cho các hormone Telogen effluvium sản sinh nhiều hơn gân nên hiện tượng tóc rụng đột ngột trong thời gian ngắn, ngăn cản sự phát triển của các nang tóc làm cho tóc suy yếu và rụng mất kiểm soát.
- Dùng thuốc, hóa chất
Một số loại thuốc như thuốc giảm cân, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư… có thể gây ra hiện tượng rụng tóc tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời và hoàn toàn có thể phục hồi. Việc để da đầu tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất tạo kiểu uốn, nhuộm, tẩy… sẽ khiến cho tóc dễ bị gãy rụng và xơ rối. Mặc dù tóc có thể mọc lại sau đó tuy nhiên một số trường hợp nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hói vĩnh viễn.
2.2 Cách xử trí
Để điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây ra rụng tóc đã nêu trên, người bệnh cần tìm đến cơ sở chuyên môn để thăm khám và có sơ đồ trị liệu thích hợp.
- Với các trường hợp còn nang tóc: Bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng các loại thuốc, dầu gội giúp kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong để sợi tóc chắc khỏe và phát triển nhanh hơn.
- Với trường hợp nang tóc đã mất hoặc yếu tự nhiên như di truyền, nam giới sau 40 tuổi: Khách hàng nên lựa chọn phương pháp cấy tóc để có thể cải thiện tình trạng hói đầu nhanh và hiệu quả nhất.
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn phương pháp nào để điều trị căn bệnh hói đường chân tóc của mình thì hãy tham khảo 4 liệu pháp sau đây:
Dùng thuốc
Hiện nay có hai loại thuốc đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị tình trạng rụng tóc, hói đầu ở cả nam và nữ giới đó là Minoxidil và Finasteride.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao đối với những người bị hói ở mức độ nhẹ và trung bình. Số lượng tóc rụng giảm trong khi lượng tóc mới mọc lại tăng nhanh sau vài tháng.
- Nhược điểm: có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn chức năng tình dục, trầm cảm, lo âu, ngứa ngáy da đầu. Đặc biệt nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc thì tóc có thể bị rụng lại sau 6 – 12 tháng và tình trạng sẽ trở lại giống như lúc ban đầu.
Sử dụng các phương pháp thảo dược
Theo một số kinh nghiệm dân gian xưa do ông bà ta truyền lại thì việc sử dụng các loại thảo dược như tinh dầu vỏ bưởi, dầu oliu, dầu dừa, mật ong, nha đam, hành tây,… Sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về da đầu và kích thích mọc tóc nhanh chóng.
- Ưu điểm: An toàn cho cơ thể, không có tác dụng phụ và giúp nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe từ sâu bên trong
- Nhược điểm: Hiệu quả không cao đối với trường hợp hói di truyền, hói lâu năm. Bên cạnh đó phương pháp này cũng yêu cầu người thực hiện phải có sự kiên nhẫn và kiên trì trong thời gian dài để chế biến nên các nguyên liệu giúp chăm sóc tóc.
Cấy Hair Cells vi điểm
Là phương pháp điều trị rụng tóc không xâm lấn, trong đó bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng một thiết bị chuyên dùng để đưa dung dịch thuốc hay dưỡng chất rất nhỏ vào ngay bên dưới lớp da đầu tại vào toàn bộ khu vực tóc rụng với liều lượng phù hợp nhằm cung cấp dưỡng chất cho da đầu hoặc tạo ra các kích thích giúp mọc tóc.
- Ưu điểm: Giúp làm giảm đến 80% lượng tóc rụng sau 3 tháng, việc tiết chất nhờn của da đầu cũng giảm đáng kể, tóc mọc dày và bồng bềnh hơn. Hiệu quả trị hói cao hơn so với các phương pháp thông thường như uống, bôi, xịt.
- Nhược điểm: Không có tác dụng đối với trường hợp các nang tóc ngừng phát triển hoàn toàn
Cấy tóc
Là liệu pháp thẩm mỹ được áp dụng để giúp kích thích tóc mọc trở lại tại những vùng tóc thưa, mỏng và bị hói. Thủ thuật này cần phải được thực hiện tại những cơ sở chuyên khoa đủ điều kiện được Bộ y tế cấp phép.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao kể cả đối với những trường hợp hói do di truyền, hói bẩm sinh. Làm 1 lần trị hói dứt điểm với tỷ lệ tóc mọc khỏe sau khi cấy đạt trên 95% và có thể duy trì vĩnh viễn. Quá trình thực hiện tỉ mỉ, chính xác với các thiết bị chuyên dụng giúp hạn chế tối đa xâm lấn, không gây đau đớn và không để lại sẹo.
- Nhược điểm: Chi phí tốn kém do bác sĩ phải thực hiện cấy từng sợi tóc vào sâu bên trong da đầu của bệnh nhân. Ngoài ra đây là một thủ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn và tay nghề cao.
>>> Tìm hiểu thêm về phương pháp cấy tóc vào trán, che trán cao hiệu quả với kỹ thuật tiên tiến và chi phí cực tiết kiệm.
Hiện nay, đối với phương pháp cấy tóc, khách hàng có thể lựa chọn giữa 1 trong 3 kỹ thuật cấy tóc sau đây:
FUT |
FUE |
HAT |
|
Ưu điểm |
|
|
|
Kỹ thuật thực hiện |
|
Bác sĩ thực hiện sẽ trích lấy những nang tóc khỏe ở sau gáy và dùng bút cấy có đường kính 0,8mm để thực hiện cấy đa phôi. một nang tóc từ vùng hiến tóc có thể cấy được 2-3 sợi tóc. |
Bác sĩ thực hiện sẽ trích lấy những nang tóc khỏe ở sau gáy và dùng bút cấy có đường kính 0,6mm để thực hiện cấy đơn phôi, một nang tóc là một sợi tóc. |
Lý do các bác sĩ thực hiện phải lấy các nang tóc khỏe từ phía sau gáy là do những sợi tóc này khác với những sợi tóc ở khu vực trán. Bởi chúng có khả năng chống lại các hormone gây rụng tóc DHT. Nhờ đó các sợi tóc sau khi được cấy vào sẽ không xảy ra hiện tượng thoái hóa và rụng. Từ đó giúp cho người bệnh khắc phục triệt để tình trạng đường chân tóc cao đồng thời sở hữu một mái tóc dày, đầy và không còn nhạy cảm với việc rụng tóc.
Đối với nam giới, bạn có thể chọn thực hiện cả 3 kỹ thuật cấy tóc kể trên. Ngược lại đối với nữ giới, họ thường sẽ không phương pháp lấy mảng da đầu vì sợ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Cách để tóc mái không bị hói – chăm sóc vùng tóc trước trán
Dù là ở nguyên nhân nào, bạn cũng có thể khắc phục bằng các phương pháp khác nhau tại nhà như tăng cường trao đổi chất, sử dụng các loại thuốc hoặc dầu gội kích thích mọc tóc,…
3.1 Những điều nên làm
Dù hói đường chân tóc xảy ra vì nguyên nhân nào đi nữa thì bạn cũng cần một số “mẹo” giúp chăm sóc và theo dõi tình trạng tóc ở vùng này. Đối với những bạn có bệnh lý da đầu hoặc chưa rõ nguyên nhân nhưng gặp tình trạng ngứa, mẩn đỏ kéo dài đến 4 tuần, bạn nên:
- Thăm khám với bác sĩ chuyên môn
- Tuyệt đối không gãi khi ngứa
- Phun nước muối, không nên gội đầu bằng dầu gội thông thường
- Dùng thuốc kháng histamine trước và điều trị bệnh lý chuyên sâu
Đối với những bạn muốn chăm sóc kỹ hơn cho vùng tóc trước trán cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và thay đổi một vài thói quen nhỏ:
- Sử dụng các dầu gội organic từ thảo dược thiên nhiên và không hóa chất để tóc mềm mượt và chắc khỏe
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất để giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong như: vitamin C, vitamin B, vitamin D, biotin, protein, kẽm…
- Tránh thức khuya, căng thẳng và làm việc nhiều về đêm
- Nên đội mũ rộng vành khi đi dưới trời nắng để tóc không bị cháy nắng và khô xơ
3.2 Những điều không nên làm
- Hạn chế sử dụng các loại máy sấy, uốn, ép tóc bởi nó có thể làm hỏng kết cấu và khiến cho tóc bị suy yếu, từ đó tăng nguy cơ gãy rụng
- Không nên buộc tóc quá chặt, buộc cao vì nó có thể khiến tóc bị gãy và rụng nhiều
- Không nên tác động vào tóc khi tóc còn ướt, thay vào đó bạn nên dùng khăn để thấm khô các sợi tóc và chải tóc khi tóc đã khô.
- Hạn chế vuốt hoặc chải ngược tóc vì nó sẽ làm cho lớp biểu bì của tóc bị gãy dẫn đến rất khó để phục hồi
Trên đây là những chia sẻ của New Hair về các liệu pháp giúp điều trị căn bệnh hói đường chân tóc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đặc biệt nếu bạn đang gặp phải các trường hợp trán cao bẩm sinh hoặc hói trán do rụng tóc thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với New Hair ngay qua website: https://caytocnewhair.com/ hoặc hotline: 1900 6717 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.