Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

Hói đầu có lây không? Nguyên nhân và dấu hiệu

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh hói đầu có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác. Hói đầu thường sẽ có khả năng di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị hói đầu, khả năng em bé sinh ra bị hói là 50%. Ngay cả khi ông ngoại bị hói, tỷ lệ đứa trẻ có nguy cơ hói đầu là 25%. Đặc biệt, nếu bé trai có cả cha và ông ngoại bị hói đầu, khả năng bị hói là 100%.

Hói đầu có tỷ lệ di truyền rất cao
Hói đầu có tỷ lệ di truyền rất cao

1. Dấu hiệu của bệnh hói đầu?

Để nhận biết người bị hói đầu rất dễ. Ở nam giới, hói đầu thường sẽ dần thưa và mất đi tóc ở phần trán. Khi đó da đầu bóng loáng và không mọc tóc trở lại. Đối với phái nữ, tình trạng này biểu hiện phức tạp hơn. Tóc ngày càng mỏng và thưa theo đường rẽ ngôi tóc, hoặc có thể là phần trán hoặc đỉnh đầu.

Rụng tóc, hói đầu tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm so với các chứng bệnh thường thấy trong đời sống, nhưng nó lại là nguyên nhân làm cho người bệnh lo lắng về mặt tâm lý, mất tự tin với cộng đồng và làm suy giảm sức khỏe có phần nghiêm trọng thấy rõ.

Tuy nhiên, để có thể điều trị được bệnh này chúng ta cần nhanh chóng nhận biết được dấu hiệu của nó. Cụ thể như: 

  • Tóc rụng nhiều diễn ra trong một thời gian dài
  • Mảng da đầu bị lộ ra, có thể ở đường rẽ ngôi, đỉnh đầu, …
  • Đường chân tóc giữa phần trán và da đầu ngày càng thụt lùi, khiến trán trông cao hơn.
Hói đầu là tình trạng trán hoặc đỉnh đầu thưa tóc
Hói đầu là tình trạng trán hoặc đỉnh đầu thưa tóc

2. Nguyên nhân gây hói đầu

2.1. Rối loạn nội tiết tố

Trường hợp này xảy ra rất nhiều ở phái nữ. Chứng đa nang buồng trứng dẫn đến nội tiết tố hoạt động không ổn định. Khi đó, điều này làm cho testosterone hoặc androgen được kích thích mạnh mẽ. Chúng tương tác với enzyme được tìm thấy ở nang tóc và dihydrotestosterone. Dihydrotestosterone khiến nang tóc yếu, từ đó sẽ gây ra tình trạng rụng tóc nhiều. Đối với trường hợp này, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn về cách chữa trị cũng như thuốc chuyên dụng.

Hiện nay tỷ lệ những người hói có thể mắc bệnh ở độ tuổi sớm hơn có thể là 40, 30 tuổi thậm trí 20 tuổi nên việc tác động của các yếu tố bên ngoài cũng được xem là nguyên nhân làm nên những tự ti, xấu hổ bởi bệnh hói đầu và ít tóc. Khi bạn bị căng thẳng, trong cơ thể sẽ sản sinh ra các hoocmon xấu làm rối loạn quá trình luân chuyển máu, làm chậm quá trình phát triển của tóc và làm rụng tóc.

>> Tìm hiểu xem: Hói đầu sớm ở nữ phải làm thế nào?

Rối loạn nội tiết tố gây mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây hói đầu ở nữ
Rối loạn nội tiết tố gây mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây hói đầu ở nữ

2.2. Thiếu máu

Việc thiếu máu làm cho quá trình nhận chất dinh dưỡng của tóc bị suy giảm. Lúc này, máu sẽ đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Nang tóc thiếu chất trao đổi sẽ ngày càng yếu đi và dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều. 

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có áp lực, căng thẳng và chế độ ăn chưa hợp lý. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho nang tóc không thể phát triển và tóc khó mọc trở lại.

Có thể bạn cũng quan tâm: Hói đầu có di truyền không?

2.3. Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây hói đầu cho người dùng. Điển hình như thuốc điều trị ung thư, trầm cảm, gút, huyết áp, … Ngoài ra, những người đang trong quá trình xạ trị đầu sẽ khiến tóc khó có thể mọc trở lại.

2.4. Bệnh lý

Đối với hói đầu do bệnh lý về da đầu, bạn có thể bị lây nấm ngứa từ việc dùng chung khăn, lược hay nón bảo hiểm kéo theo tình trạng rụng tóc và nguy cơ hói đầu nếu không được điều trị kịp thời.

Người mắc bệnh liên quan tới tuyến giáp, viêm nhiễm,… cũng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hói đầu lâu năm. Tuy nhiên, tóc vẫn có khả năng mọc lại nếu như bệnh lý được phục hồi và sức khỏe được cải thiện.

2.5. Thói quen ăn uống

Việc ăn uống không đều độ sẽ gây mất cân bằng chất dinh dưỡng. Hơn hết, để tóc khỏe mạnh bạn cần bổ sung nhiều protein trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Vì vậy, xây dựng lại thói quen ăn uống khá quan trọng. Đặc biệt, đối với những người ăn, mất cân bằng chất thường xuyên xảy ra, khiến tóc yếu rụng đáng kể.

2.6. Thói quen sinh hoạt không điều độ

Sinh hoạt đúng giờ giấc sẽ giúp nội tiết tố hoạt động bình thường và cân bằng hơn. Ngược lại, thói quen sinh hoạt không tổ chức sẽ khiến sinh lý dễ thay đổi, gây căng thẳng, mệt mỏi. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến tóc ngày càng yếu đi.

>> Xem thêm bài viết: Bệnh hói đầu có chữa được không?