20/06/2023
Bộ lọc
Hói đầu có di truyền không và cách phát hiện, ngăn chặn sớm nhất!
Hói đầu di truyền là nỗi lo của không ít bạn nam và nữ trẻ tuổi. Thực tế không phải ai có bố mẹ bị hói cũng có thể mang gen này, đồng thời bị hói đầu sớm cũng không phải chỉ do yếu tố di truyền. Trong bài viết này, chuyên gia NEWHAIR sẽ giúp bạn giải đáp nguy cơ di truyền gen hói đầu là bao nhiêu %, giúp bạn phát hiện sớm nhất những dấu hiệu hói từ trong “trứng nước” và có những hướng phòng tránh tình trạng này ngay khi có thể. Hãy theo dõi ngay nhé!
1. Hói đầu có thể di truyền không và tỷ lệ di truyền là bao nhiêu?
Di truyền là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hói đầu. Gen hói hoàn toàn có thể di truyền từ đời này sang đời khác, song do nó là gen lặn ở phụ nữ và gen trội ở đàn ông nên thông thường phái mạnh sẽ chịu ảnh hưởng bởi hói đầu di truyền nhiều hơn.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hói đầu thường được quy định bởi thụ thể AR trong nhiễm sắc thể X. X và Y là hai nhiễm sắc thể (NST) quy định giới tính ở người, trong đó phái nữ sẽ sở hữu tổ hợp NST XX, còn phái mạnh là XY. Nam giới nhận 1 X từ mẹ và 1 Y từ cha, nữ giới sẽ nhận 1 X từ mẹ và 1 X còn lại – 1 X duy nhất của bố.
Theo nguyên tắc di truyền này có thể thấy rằng nếu người mẹ mang gen hói đầu thì nguy cơ bạn di truyền sẽ là 50%, nếu người bố mang gen hói thì tỷ lệ di truyền ở bạn nữ là rất cao (khoảng 100%), trong khi ở bạn nam lại là 0%. Song do hói đầu là gen lặn ở phụ nữ và gen trội ở đàn ông nên thông thường phái mạnh sẽ chịu ảnh hưởng bởi hói đầu di truyền rõ rệt hơn.
Đồng thời, một số nghiên cứu về sau cũng chỉ ra rằng gen trong NST X cũng chỉ là một trong số những gen gây hói đầu di truyền. Ngoài ra còn rất nhiều gen khác cũng như sự tương tác, kết hợp giữa các gen di truyền có thể dẫn đến hói đầu. Vì vậy, tỷ lên trên chỉ mang tính tương đối.
2. Hói đầu di truyền từ ai?
Như đã nói ở trên, nếu theo lý thuyết hói đầu di truyền do gen trong NST X quy định thì đa phần những trường hợp hói đầu ở nam giới sẽ do gen từ người mẹ. Song, vì gen hói ở người mẹ thường là gen lặn nên nếu thấy rằng mẹ mình sở hữu mái tóc dày, dài và thở phào nhẹ nhóm thì bạn đã lầm rồi.
Người bạn nên kiểm tra thực chất lại là ông ngoại. NST X duy nhất của ông ngoại sẽ được di truyền cho mẹ, vì vậy nếu ông có biểu hiện hói đầu thì bạn hoàn toàn có thể thừa hưởng gen này. Ngoài ra còn có nguy cơ gen hói trong NST X còn được truyền lại từ nhiều đời trước, do đó cố gắng tìm ra chính xác câu trả lời cho băn khoăn “ai là người lây hói cho bạn” thực chất là điều rất khó.
3. Hói đầu di truyền có chữa được không?
Hói đầu di truyền là một tình trạng mất tóc do ảnh hưởng kết hợp bởi gen và nội tiết tố trong cơ thể, vì vậy rất khó chữa khỏi. Đa phần các phương pháp hiện nay chỉ giúp hạn chế tóc rụng cũng như làm chậm quá trình mất tóc.
Cụ thể thụ thể AR (đã nói ở phần 1) ở người mang gen hói sẽ tác động làm tăng khả năng tiếp nhận hormone DHT của nang tóc. Mức độ cao của hormone DHT có thể dẫn đến thu nhỏ nang tóc khiến tóc yếu, tăng tốc độ rụng tóc, làm tóc mới mất nhiều thời gian hơn để mọc dài. Lâu dần các vùng da đầu sẽ không còn tóc và lộ rõ gây mất thẩm mỹ.
Để trị hói di truyền hiệu quả nhất, bạn cần phát hiện tình trạng này càng sớm càng tốt, hãy tham khảo ngay các biểu hiện hói sớm ngay ở phần sau.
Xem ngay: HÓI ĐẦU CÓ LÂY KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
4. Làm sao để phát hiện hói đầu di truyền từ sớm?
Hói đầu di truyền ở giai đoạn “chớm” bắt đầu sẽ có những biểu hiện như sau:
- Tóc rụng nhiều bất thường: Thông thường mỗi người mỗi ngày sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc, do đó nếu bạn nhận thấy trên lược hay trên gối có nhiều tóc rụng thì đây chưa chắc đã là biểu hiện của hói đầu. Song nếu số lượng tóc rụng của bạn nhiều bất thường so với mọi ngày, tóc dễ rụng khi mới chạm nhẹ và vương vãi khắp cả nhà thì đây có thể là một dấu hiệu đáng báo động.
- Đường chân tóc lùi về sau và tóc thưa dần:
- Với nam giới, biểu hiện của hói đầu di truyền thường là đường chân tóc thụt lùi về phía sau và tạo thành hình chữ “M” gọi là hói đầu chữ M. Hoặc mảng tóc phía sau đầu thường mỏng hơn và rộng dần theo thời gian, tạo thành hình chữ “U” (hoặc móng ngựa) vòng xung quanh ra bên đầu.
- Đối với phụ nữ, đường chân tóc không thay đổi nhiều, nhưng tóc sẽ mỏng dần trên toàn bộ đầu. Đặc biệt là khu vực tóc quanh đường chia ngôi sẽ rút dần, càng về sau đầu tình trạng thưa tóc càng rõ rệt.
- Tóc mới mọc lên chậm: Nếu bạn nhận thấy thời gian để tóc mình dài ra so với trước khi kia chậm hơn nhiều thì cũng có thể bạn đang có nguy cơ bị hói di truyền. Nguyên nhân của việc này là do hormone DHT dưới sự tác động của gen hói đã làm teo yếu nang tóc, khiến tóc con khó phát triển.
Xem thêm ngay: 6 BIỂU HIỆN HÓI ĐẦU THƯỜNG GẶP NHẤT HIỆN NAY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
5. Làm sao để ngăn chặn hói di truyền ngay từ đầu?
Như đã chia sẻ, hói đầu di truyền có yếu tố quy định từ gen, quá trình rụng tóc sẽ kéo dài và không dễ để điều trị. Do đó, để làm chậm quá trình hói đầu và cải thiện sức khỏe của tóc bạn cần chú ý đến cách chăm sóc và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc nhé.
5.1. Chú ý đến chăm sóc tóc
Để có mái tóc chắc khỏe thì việc thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách rất quan trọng. Một số lưu ý bạn cần phải nhớ trong quá trình chăm sóc tóc giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt hơn và hạn chế tình trạng bị rụng.
Nên làm:
- Xõa tóc vào buổi tối là cách chăm sóc tóc đơn giản mà hiệu quả. Bởi buộc tóc cả ngày có thể khiến chân tóc yếu và làm tóc bị gãy.
- Dùng nước ấm để gội đầu là bí quyết chăm sóc tóc hiệu quả.
- Sử dụng xịt dưỡng tóc nhẹ nhàng với khả năng chống nắng phổ rộng hoặc đội nón khi ra nắng.
Không nên làm:
- Hạn chế chải tóc hoặc dùng lược có đầu lông bóng. Đặc biệt không được chải khi tóc còn ướt.
- Không nên chải những lọn tóc xoăn bằng lược
- Hạn chế việc sấy tóc thường xuyên, bởi tóc khá nhạy cảm trước tác động của nhiệt.
- Hạn chế tạo nhiều kiểu tóc khác nhau trong thời gian ngắn.
5.2 Bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc chú ý chăm sóc thì có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng giúp tóc phát triển khỏe mạnh từ bên trong. Những thực phẩm mà người gặp vấn đề hói đầu do di truyền cần bổ sung đủ là:
- Các loại thịt (thịt bò, thịt gà, thịt lợn…) cung cấp protein cho tóc.
- Các rau có màu xanh đậm như: súp lơ xanh, rau bina, cải bó xôi,.. cung cấp vitamin nhóm B. Loại vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của tóc.
- Các loại cá biển như: cá hồi,… cung cấp chất béo omega – 3, các khoáng chất cho tóc để bảo vệ tóc tránh bị hư tổn.
- Các loại hạt như: hạt đậu, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… cho mái tóc bóng mượt.
*Lưu ý: Việc bổ sung dinh dưỡng cần phải cân đối với thể trạng của bạn, không nên bổ sung “thái quá” vì điều đó trái lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
5.3 Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng
Nghiên cứu cho thấy rằng tóc sẽ trở nên dày hơn sau khi bổ sung axit béo omega-3, axit béo omega-6 và chất chống oxy hóa:
- Vitamin nhóm B
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin D
- Vitamin E
- Sắt
- Kẽm
- Protein
Vì vậy bạn đừng quên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và các chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và các thực phẩm chức năng để mái tóc khỏe mạnh hơn.
5.4. Sinh hoạt lành mạnh
Một bí quyết đơn giản giúp mái tóc bạn trở nên khỏe mạnh hơn mà ít người quan tâm đó là ngủ đủ 8 tiếng/ngày và nên ngủ trước 23h tối. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo cho tâm trạng thoải mái, giảm được căng thẳng và mệt mỏi, kích thích sự phát triển của tóc.
Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến tóc rụng nhiều. Để làm chậm quá trình hói đầu di truyền bạn cũng nên hạn chế sử dụng chất kích thích.
6. Phương pháp điều trị hói đầu do di truyền
Trong trường hợp bạn đã xác định rõ những biểu hiện của hói đầu thì cũng đừng lo lắng vì hiện nay đã có những phương pháp có thể điều trị tình trạng này. Mỗi phương pháp có ưu – nhược điểm và phù hợp với từng tình trạng bệnh riêng. Tham khảo các phương pháp sau đây và lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhé.
6.1 Phương pháp cấy tóc tự thân
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy phần nang tóc khỏe mạnh ở sau đầu (có thể là vị trí khác) của bệnh nhân và cấy vào khu vực bị hói. Tìm hiểu ngay Cấy ghép tóc có hiệu quả không, có phải phương pháp trị hói tốt nhất không.
Hiện nay có 2 kỹ thuật cấy tóc tự thân phổ biến, được các bác sĩ áp dụng hiệu quả, an toàn, đó là cấy tóc tự thân bằng công nghệ FUE và cấy tóc tự thân bằng công nghệ FUT.
Kỹ thuật cấy tóc tự thân FUE:
FUE (follicle unit extraction) là kỹ thuật cấy tóc không xâm lấn, không phẫu thuật, lấy từng nang tóc xen kẽ trên da đầu. Sau khi chọn lọc và bóc tách những nang tóc tự nhiên khỏe mạnh, bác sĩ sẽ tiến hành cấy vào những vùng tóc thưa hoặc thiếu tóc.
Ưu điểm:
- Kỹ thuật FUE không cần phải khâu hoặc lấy dải da đầu từ vùng hiến tóc
- công nghệ cấy ghép vết thương micron không chảy máu, nhờ đó tránh để lại sẹo và phục hồi nhanh sau khi cấy.
- Sau khi cấy tóc, tỷ lệ tóc sống và mọc khỏe lên đến 95%.
- Sau một thời gian hồi phục, tóc phát triển hoàn toàn bình thường, tự nhiên.
- Thời gian thực hiện: 4-8 giờ
Nhược điểm:
- Phương pháp điều trị có giá thành khá cao
- Đòi hỏi đội ngũ bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao
Kỹ thuật cấy tóc tự thân FUT:
Kỹ thuật cấy tóc tự thân FUT (follicle unit transplantation) là phương pháp lấy từng mảng tóc nằm phía sau tai hoặc sau gáy, nơi tóc phát triển khỏe nhất. Bác sĩ sẽ tách ra từng gốc tóc, chọn lọc những nang tóc khỏe mạnh nhất để cấy vào vùng bị hói. Phần da đầu hiến tóc sẽ được khâu kín lại với kỹ thuật đặc biệt.
Ưu điểm:
- Phương pháp này có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh.
- Vùng da hiến tóc sau đó trở thành vùng da chết.
- Chi phí cho phương pháp này khá rẻ và phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm:
- Trong quá trình thực hiện việc kéo căng da đầu sẽ gây đau và để lại sẹo
- Trong khoảng 5 – 6 năm sau, khi bạn sờ vào vùng da đầu cho tóc vẫn thấy đau.
Điều trị hói đầu di truyền bằng phương pháp cấy tóc tự thân cần đến đội ngũ chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại. Cùng với đó là sự uy tín và đảm bảo an toàn cho mỗi bệnh nhân. New Hair là một trong những cơ sở thẩm mỹ tóc hàng đầu tại Việt Nam, có cơ sở vật chất hạ tầng đạt chuẩn quốc tế. Cấy tóc New Hair là kết hợp giữa phương pháp FUE và HAT, kỹ thuật cấy tóc tối ưu nhất được chuyển giao trực tiếp từ DHI, tập đoàn Y khoa danh tiếng của Vương quốc Anh.
Đến với New Hair bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thăm khám, tư vấn và lên một quy trình cấy tóc cụ thể. Đầu từ trang thiết bị, cơ sở vật chất chuẩn Y Khoa là việc mà New Hair luôn hướng đến mỗi ngày.
6.2 Sử dụng thuốc trị rụng tóc
Ngoài cấy tóc, hiện nay phương pháp trị hói đầu di truyền bằng thuốc cũng khá phổ biến. Phương pháp này có đặc điểm là chi phí ban đầu thấp hơn, song vì phải dùng thuốc liên tục để đạt hiệu quả nên về lâu dài đây cũng phải một lựa chọn “tiết kiệm”.
Cụ thể Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt hai loại thuốc trị chứng hói đầu là Finasteride và Minoxidil.
Minoxidil (không cần bác sĩ kê toa thuốc):
Ưu điểm:
- Minoxidil đã được chứng minh là có tác dụng giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc và củng cố các sợi tóc hiện có.
Nhược điểm:
- Tóc mới mọc sẽ bị rụng trong vòng 3-4 tháng.
- Phải dùng thuốc liên tục mới có hiệu quả duy trì mọc tóc
- Không có tác dụng nếu vùng hói đã không còn nang tóc
- Có thể gặp tình trạng dị ứng với thành phần của thuốc làm ngứa da đầu hoặc đau đầu.
- Còn có một số trường hợp khi sử dụng Minoxidil tình trạng rụng tóc sẽ tệ hơn trước đó.
Finasteride (thuốc kê đơn)
Ưu điểm:
- Finasteride đã được chứng minh là làm chậm quá trình rụng tóc ở khoảng 80% đến 90%.
- Bắt đầu thấy được kết quả trong vòng 6 tháng.
Nhược điểm:
- Khi ngừng dùng thuốc, tình trạng rụng tóc sẽ trở lại.
- Có thể làm mất ham muốn tình dục. Tình trạng này có thể kéo dài dù khi bạn đã ngưng sử dụng thuốc.
Có thể bạn chưa biết: TOP 10 LOẠI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HÓI ĐẦU ĐƯỢC TIN DÙNG HIỆN NAY
Với toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về hói đầu di truyền từ cách điều trị cũng như bí quyết làm chậm quá trình rụng tóc do di truyền. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích giúp sở hữu mái tóc đẹp như ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp cấy tóc tự thân có thể liên hệ trực tiếp với NEW HAIR thông qua hotline: 1900 6717 hoặc website: caytocnewhair.com để được nhân viên tư vấn chi tiết.