20/06/2023
Bộ lọc
Hói đầu sớm: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách xử lý trước khi mất hết tóc
Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 16% nam giới từ 18 đến 29 tuổi đang phải đối mặt với tình trạng hói đầu sớm.Vậy nguyên nhân gì đã khiến những người trẻ này mất đi mái tóc và họ phải làm sao để lấy lại sự tự tin vốn có. Hãy cùng NEWHAIR tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. 7 nguyên nhân gây hói đầu sớm
Hói đầu xuất hiện ở độ tuổi trung niên khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể kém đi và hormone thay đổi là điều hết sức bình thường. Song ở người trẻ nguyên nhân gây hói đầu sớm có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như sau:
Bảng nguyên nhân gây hói đầu sớm
Nguyên nhân hói đầu sớm | Chi tiết nguyên nhân |
Do di truyền | Hói đầu di truyền do ảnh hưởng của gen từ đời trước gây ra. Các gen hói khiến cho da đầu hấp thu hormone DHT mạnh mẽ hơn, từ đó ức chế sự phát triển của nang tóc, làm tóc rụng nhiều và khó mọc lại. |
Stress, căng thẳng | Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ thúc đẩy sự sản sinh của các hormone Prolactin. Đây chính là những tác nhân chính làm tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mầm tóc sâu bên trong da đầu. Từ đó khiến cho tóc cũ rụng nhiều hơn trong khi tóc mới không có cơ hội phát triển, dần dần dẫn đến người bệnh bị hói đầu sớm. |
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học | Việc ăn uống thiếu khoa học, kiêng khem quá mức hoặc chỉ ăn những món mình thích ở người trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hói đầu sớm. Khi tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, nó sẽ trở nên khô xơ, chẻ ngọn, giòn và dễ gãy rụng. |
Sử dụng hóa chất tạo kiểu | Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hói đầu sớm phổ biến ở cả nam và nữ giới hiện nay. Việc lạm dụng các hóa chất tạo kiểu và thay đổi kiểu tóc liên tục trong thời gian ngắn có thể vô tình phá hủy lớp lipid và keratin ở biểu bì. Từ đó khiến cho các nang tóc yếu và mảnh dần, chỉ cần một chút tác động mạnh cũng có thể khiến cho một mảng tóc dễ dàng đứt, gãy hoặc rụng hẳn. |
Rối loạn nội tiết tố | Đa số gặp phải ở nữ giới. Sự mất cân bằng giữa nồng độ testosterone và DHT sau khi sinh con khiến cho lượng tóc rụng nhiều hơn. |
Bệnh lý | Các bệnh lý như bệnh tự miễn, nấm da đầu, viêm da… cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều và rụng sớm ở người trẻ. |
Các nguyên nhân khác | Sử dụng sai dầu gội, lạm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng là những thủ phạm góp phần làm tổn thương và suy yếu nang tóc. Dần dần khiến cho tóc bị yếu, mỏng đi và rụng nhiều. |
2. Dấu hiệu nhận biết hói đầu sớm
Biện hiện của hói đầu sớm ở người trẻ có thể bao gồm:
- Tóc khô và dễ gãy rụng: Khi chạm vào tóc bạn sẽ có cảm giác như rơm, không thấy sự mượt mà hay mềm mại. Tóc cũng rất dễ rụng xuống, đứt ngang thân khi chải hoặc vuốt.
- Số lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi ngày: Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, một người bình thường mỗi ngày họ sẽ rụng từ 50-100 sợi tóc. Tuy nhiên nếu như bạn phát hiện số lượng tóc rụng của mình nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày và có xu hướng rụng liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị hói đầu sớm.
- Tóc rụng liên tục và xuất hiện ở khắp nơi: Thông thường tóc bạn sẽ rụng khi có các tác động mạnh như chải, gãi hay kéo. Song khi các nang tóc đã yếu đi thì tóc có thể rụng liên tục ngay cả khi không có tác động nào. Bạn có thể dễ dàng phát hiện tóc rụng khắp nơi như gối, sàn nhà, bàn trang điểm…
Ngoài những triệu chứng chung trên thì hói đầu sớm ở nam và nữ giới sẽ có những biểu hiện khác biệt đôi chút:
Dấu hiệu hói đầu sớm ở nam giới
Tóc rụng nhiều từ 2 bên thái dương rồi đi dần vào trán làm lộ ra mảng da đầu. Kiểu rụng tóc này trông giống hình chữ M, nên người ta gọi là rụng tóc kiểu chữ M. Ở một số người thì tóc rụng từ phần trán tới đỉnh đầu, gọi là rụng tóc kiểu chữ U. Một kiểu rụng tóc phổ biến khác là rụng tóc kiểu chữ O với phần tóc rụng tập trung chủ yếu ở xung quanh vùng đỉnh đầu.
Dấu hiệu hói đầu sớm ở nữ giới
Tóc rụng nhiều hơn bình thường và dễ nhận thấy mật độ tóc bị mỏng đi. Một số vùng da đầu bị lộ ra do tóc không thể che phủ được nữa. Ở một số người để tóc chẻ ngôi giữa, phần da đầu ở ngôi tóc sẽ được nhìn thấy rõ hơn.
Những biểu hiện không phải hói đầu sớm:
- Ngứa da đầu: Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, tình trạng da đầu bị ngứa là một điều hết sức bình thường và nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như gàu, nấm da đầu… Vì thế việc chúng ta thi thoảng bị ngứa da đầu không phải là biểu hiện chính xác để nhận biết nguyên nhân hói đầu sớm.
- Tóc mỏng sau khi bơi hoặc gội đầu: Đó có thể là kết quả của việc tóc bị kết lại với nhau khiến cho một phần da đầu bị lộ. Đây không phải là căn cứ để xác định dấu hiệu hói đầu sớm. Thay vào đó, bạn nên thử so sánh các bức ảnh chụp tóc của bạn khi đã khô và chưa tạo kiểu với khi bị ướt để biết chính xác tình trạng rụng tóc của mình.
- Tóc rụng một vài sợi trên gối: Như đã nói việc rụng tóc từ 50-100 sợi mỗi ngày là điều hoàn toàn bình thường. Do đó việc bạn nhìn thấy một vài sợi tóc rụng trên gối sau khi thức dậy chỉ là cơ chế sinh lý rụng tóc thông thường của cơ thể.
Các dạng hói đầu ở nam và nữ có các đặc điểm khác nhau. Nếu ở nữ là là các thể chữ M, O, U thì các dạng hói đầu của nữ Ludwig, Sinclair và Olsen. Nếu muốn biết mình đang ở các dạng hói đầu nào bạn có thể tham khảo thêm nhé!
3. Hói đầu sớm có đáng lo ngại hay không?
Hói đầu sớm nếu không phải do bệnh lý thì về cơ bản không có ảnh hưởng gì nguy hiểm tới sức khỏe. Song nó lại là tác động rất lớn tới vẻ ngoài và sự tự tin của các bạn trẻ. Đặc biệt tình trạng hói sẽ không ngừng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đường chân tóc sẽ rút rần về sau (ở nam) hoặc vùng hói sẽ lan rộng ra (ở nữ), cuối cùng để lộ ra một vùng da đầu trống không còn tóc. Đồng thời sau một thời gian tóc liên tục gãy rụng nang tóc sẽ có nguy cơ bị teo lại, các chất bã nhờn sẽ lấp đầy vị trí đó khiến nang tóc mới không thể phát triển, điều này sẽ khiến cho việc trị hói càng thêm phần khó khăn.
Chính vì vậy bạn trẻ không nên coi thường những dấu hiệu hói đầu sớm, việc xử lý kịp thời sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mất tóc vĩnh viễn cũng như giảm bớt chi phí điều trị sau này.
>> Có thể bạn quan tâm: Hói đầu chữa được không?
4. Khi phát hiện dấu hiệu hói đầu nên làm gì?
Hết sức bình tĩnh, không lo lắng hoảng loạn: Bởi việc lo lắng sẽ chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy stress và căng thẳng hơn, từ đó khiến cho tình trạng rụng tóc trên da đầu chuyển biến nhanh và nghiêm trọng.
Không tìm đến các loại thuốc hoặc các cách trị liệu cấp tốc: Những loại thuốc hoặc các liệu pháp trị hói cấp tốc mặc dù có thể giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên chúng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng tóc rụng trở lại nếu ngưng dùng thuốc hoặc trị liệu.
Đi khám: Khi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị hói đầu sớm, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời và đúng cách. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân phát hiện được nguyên nhân gây rụng tóc mà còn có thể điều trị được dứt điểm căn bệnh gây mất thẩm mỹ này.
Áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp với các phương pháp chăm sóc tóc, phòng ngừa hói trầm trọng hơn: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị hói, người bệnh có thể tham khảo các chế độ chăm sóc và bảo vệ tóc từ các bác sĩ và chuyên gia. Chúng không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn mà còn giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.
5. 3 phương pháp trị hói đầu sớm được áp dụng phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng rụng tóc của da đầu mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp trị hói đầu phù hợp với mình. Dưới đây là những phương pháp chữa hói phổ biến hiện nay.
5.1 Dùng thuốc Tây y
2 loại thuốc thông dụng nhất là Thuốc bôi Minoxidil và Thuốc uống Finasteride. Đây là loại thuốc được Cục dược phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận là đạt hiệu quả trong điều trị rụng tóc, hói đầu ở nam/nữ giới. Cả 2 loại thuốc này có mức giá không quá đắt.
Thuốc bôi Minoxidil
Bạn chỉ cần bôi trực tiếp một lượng thuốc vừa đủ lên da đầu sau đó thực hiện massage nhẹ nhàng trong vài phút. Minoxidil sẽ giúp làm chậm quá trình rụng tóc, làm giãn các mạch máu và góp phần tăng lượng máu lưu thông đến da đầu. Nhờ đó kích thích các nang tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh. Người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả rõ rệt của thuốc chỉ sau 4 – 6 tháng.
Tuy nhiên ngoài những lợi ích đạt được thì khi sử dụng loại thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban, ngứa ngáy, nóng rát da đầu… Tình trạng rụng tóc có thể tiếp diễn trở lại nếu người bệnh ngừng sử dụng thuốc.
Thuốc uống Finasteride
So với thuốc bôi Minoxidil thì Finasteride mang lại hiệu quả cao hơn bởi loại thuốc này có khả năng gây ức chế các enzyme cần cho việc chuyển hóa testosterone thành DHT. Từ đó ngăn chặn tiến trình rụng tóc và làm tăng lượng tóc mọc lại đáng kể chỉ sau vài tháng điều trị.
Tương tự như thuốc bôi Minoxidil, Finasteride cũng gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh như rối loạn ham muốn tình dục, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Do đó để hạn chế tác dụng phụ của loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc uống theo kê đơn từ bác sĩ. Tình trạng rụng tóc của người bệnh có thể quay trở lại sau 6 – 12 tháng nếu ngưng sử dụng thuốc.
5.2. Cấy Hair Cells Nano Ion vi điểm
Cấy Hair Cells Nano Ion vi điểm là một giải pháp điều trị rụng tóc hói đầu không xâm lấn hiện đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hiện nay. Điểm đặc biệt của phương pháp này là bác sĩ sẽ kết hợp 3 liệu pháp công nghệ cao gồm tiêm dưỡng chất vào da đầu, trị liệu bằng ánh sáng đèn LED và đi máy Indiba sử dụng sóng vô tuyến điện dung để chữa lành tổn thương tế bào. Nhờ đó giúp mang đến hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề về da đầu, kích thích mọc tóc mới, cải thiện chất tóc hiệu quả.
Nhiều bạn trẻ sau khi thực hiện cấy cho biết đã giảm đến 80% lượng tóc rụng sau 3 tháng, da đầu cũng không còn tiết bã nhờn và gàu nhiều như trước. Đặc biệt, đây cũng là một trong những phương pháp trị hói hiếm hoi có mức chi phí không quá đắt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm của liệu pháp này là nó chỉ áp dụng cho những khách hàng da đầu vẫn còn nang tóc và không thích cấy tóc.
5.3. Điều trị bằng cấy tóc
Đối với những bệnh nhân bị hói đầu sớm do nguyên nhân di truyền, nang tóc không còn hoạt động thì cấy tóc chính là giải pháp điều trị duy nhất có khả năng giúp bạn lấy lại mái tóc dày khỏe và óng mượt như xưa. Về nguyên tắc, cấy tóc là một thủ thuật y khoa mà bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng những sợi tóc sinh học hoặc tóc thật của bệnh nhân để cấy vào vùng da đầu bị thưa, hói.
Quá trình cấy tóc hạn chế tối đa xâm lấn nên an toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhân và không tốn nhiều thời gian phục hồi. Tóc sau khi cấy có khả năng sống khỏe lên đến 95%. Thời gian cấy tóc diễn ra khá nhanh chỉ từ 6 – 8 giờ đồng hồ. Tuy nhiên chi phí cho một liệu trình cấy tóc thường khá cao và người bệnh không thể có được kết quả tức thì mà phải đợi sau 6 – 12 tháng để có được kết quả cuối cùng.
Phương pháp được sử dụng ở đa dạng vị trí: cấy tóc vùng trán, cấy tóc mai,… vô cùng an toàn và hiệu quả.
Hiện nay có ba kỹ thuật cấy tóc tự thân phổ biến là FUE, FUT và HAT. Mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.
6. Nên làm gì để ngăn chặn hói đầu sớm?
Đối với những người trẻ thì bên cạnh việc chữa trị, xây dựng thói quen chăm sóc và bảo vệ tóc để ngăn ngừa hói đầu phát triển thêm cũng là một điều rất quan trọng. Dưới đây là 3 cách phổ biến để bạn bảo vệ tóc của mình và ngăn ngừa hói đầu sớm diễn biến nghiêm trọng.
6.1. Tăng độ chắc khỏe cho tóc bằng thảo dược tự nhiên
Tinh dầu bưởi: Bạn có thể sử dụng tinh dầu bưởi để ủ tóc hoặc gội đầu và thực hiện massage nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút mỗi ngày. Các dưỡng chất có trong tinh dầu bưởi sẽ giúp cho tóc của bạn trở nên mềm mượt và không còn khô xơ, gãy rụng như trước.
Bồ kết: Gội đầu bằng bồ kết là bí quyết dưỡng tóc lâu đời có tác dụng làm sạch da đầu, ngăn ngừa gàu và rụng tóc mà còn giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.
Nha đam: Nha đam có một công dụng tuyệt vời là giúp phục hồi tóc hư tổn và thúc đẩy quá trình mọc tóc trên da đầu. Trong nha đam còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin cao giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và bóng mượt.
Tinh dầu bạc hà: Bạc hà là một loại thảo dược có tính mát, có tác dụng giúp chữa lành các tổn thương trên da đầu gây ra bởi nấm, viêm nhiễm,… Các hoạt chất trong bạc hà giúp giữ ẩm, làm dịu và kiểm soát lượng dầu nhờn dư thừa trên da đầu.
>>Bên cạnh các phương pháp trên, dầu dừa cũng là một trong những nguyên liệu kích thích mọc tóc từ thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả. Tham khảo thêm nhiều phương pháp mọc tóc với dầu dừa hiệu quả tại đây.
6.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh
Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh những lo âu, muộn phiền: Điều này không chỉ giúp cho người bệnh xoa dịu tinh thần mà còn làm giảm đi đáng kể lượng tóc rụng mỗi ngày.
Hạn chế dùng chất kích thích: Sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích có thể khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng và gây rối loạn nội tiết tố dẫn đến rụng tóc. Vì thế để bảo vệ tóc, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức uống này.
Hạn chế sử dụng hóa chất gây áp lực lên mái tóc: Để hạn chế hói đầu sớm chuyển nặng, bạn nên tránh hoàn toàn việc sử dụng hóa chất và tạo kiểu tóc. Nếu bắt buộc thì trung bình mỗi lần làm tóc nên cách nhau ít nhất 6 tháng để tóc được nghỉ ngơi và phục hồi. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên thực hiện một phương pháp tạo kiểu mỗi lần làm tóc, không nên cố gắng kết hợp nhiều phương pháp với nhau để hạn chế hư tổn cho tóc.
Cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hàng ngày, tập luyện thể thao và có chế độ nghỉ ngơi khoa học để giúp nuôi dưỡng và kích thích quá trình mọc tóc diễn ra nhanh hơn.
6.3. Bổ sung dưỡng chất từ bên trong hỗ trợ nang tóc phát triển
Bổ sung vitamin, dưỡng chất và có chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc, hói đầu. Nhờ đó các tế bào mầm tóc và nang tóc cũng được nuôi dưỡng và phát triển khỏe mạnh hơn.
Nên bổ sung các chất dinh dưỡng cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể: ăn nhiều các thực phẩm như cá hồi, cam, ổi, xoài, táo…, thường xuyên ủ tóc, sử dụng mặt nạ cho tóc. Tăng cường bổ sung protein, vitamin (H, B5), khoáng chất (sắt, kẽm)… Bạn có thể chọn cách cung cấp dưỡng chất qua thực phẩm hoặc qua các thực phẩm chức năng. Khi sử dụng thực phẩm chức năng thì bạn lưu ý phải thông qua ý kiến của bác sĩ nhé.
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh hói đầu sớm cũng như cách để ngăn chặn hói đầu sớm nhất có thể. Để được tư vấn về quy trình thăm khám và điều trị cụ thể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với NEWHAIR thông qua số hotline: 1900 6717 hoặc website: https://caytocnewhair.com/ để được nhân viên tư vấn hỗ trợ sớm nhất.