20/06/2023
Bộ lọc
Chân tóc yếu dễ rụng: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả nhất hiện nay
Hậu quả của chân tóc dễ gãy rụng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, việc sử dụng quá nhiều hóa chất lên tóc, căng thẳng hoặc stress kéo dài. Những nguyên nhân cùng các cách chăm sóc tóc để ngăn ngừa tình trạng chân tóc yếu. Cùng NewHair tìm hiểu để có mái tóc khỏe mạnh, bóng đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày nhé!
Một số biểu hiệu của chân tóc yếu dễ rụng
Nhận biết chân tóc yếu là điều quan trọng để chúng ta có thể chăm sóc cũng như bảo vệ tóc một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chân tóc bị yếu dễ gãy rụng mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường:
- Tóc trở nên giòn và dễ gãy.
- Chẻ ngọn sớm.
- Tóc thường xuyên bị xoăn hoặc dễ bị gãy, rụng.
- Tóc khô, xơ rối hoặc thường xuyên thay đổi màu ở ngọn tóc.
- Tóc trở nên thưa mỏng hoặc thậm chí hói đầu (trong trường hợp nghiêm trọng) có thể xảy ra trên đỉnh đầu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chân tóc bị yếu dễ gãy rụng
Chân tóc yếu và dễ gãy rụng là nguyên nhân khiến cho tóc trở nên mỏng làm mất đi độ bóng mượt. Đặc biệt ở những người trẻ tuổi, tình trạng này có thể gây tăng nguy cơ hói đầu sớm, gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cụ thể như sau:
Lạm dụng nhiệt độ
Nhiệt độ cao từ các thiết bị như máy sấy, máy uốn tóc, máy ép tóc,… có thể gây hư tổn cho tóc làm lớp keratin bị hư tổn. Khi lớp keratin bị tổn thương, chân tóc và đuôi tóc dễ bị khô xơ khi bị mất sức sống. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều nhiệt độ cao có thể làm tăng số lượng tóc bị gãy rụng làm cho mái tóc mất đi độ bóng mượt trở nên yếu đuối.
Gội đầu quá nhiều lần
Nhiều người thường nghĩ rằng gội đầu hàng ngày là cách tốt để giữ cho da đầu sạch sẽ và tóc khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc này là một suy nghĩ sai lầm vì khi gội đầu quá thường xuyên có thể khiến da đầu mất đi lớp dưỡng chất tự nhiên làm cho chân tóc yếu kém đàn hồi.
Các thành phần trong dầu gội có thể loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, nhưng cũng có thể làm hại đến dưỡng chất tự nhiên của da đầu. Gội đầu quá thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng rụng tóc thậm chí gây gàu hoặc nấm da đầu. Thay vì gội đầu hàng ngày, bạn nên gội đầu 2-3 lần mỗi tuần nên chỉ sử dụng dầu gội phù hợp với tình trạng tóc của bạn.
Mất cân bằng các nội tiết tố
Mất cân bằng lượng estrogen ở nữ và testosterone ở nam có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe bao gồm cả chức năng sinh lý cùng sự phát triển của tuyến lông. Khi nồng độ hormone thay đổi, việc tổng hợp và chuyển hóa dinh dưỡng đến tế bào vùng da đầu có thể bị “tắc nghẽn”, làm suy yếu chân tóc làm tăng nguy cơ chân tóc yếu.
Bị thiếu ngủ, stress kéo dài
Giấc ngủ và hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như sự cân bằng của cơ thể, bao gồm cả tóc. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể được nghỉ ngơi nhằm tái tạo giảm thiểu mệt mỏi, suy nhược đồng thời duy trì cân bằng nội tiết tố cùng chức năng hoạt động của các cơ quan.
Căng thẳng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Những áp lực này khiến máu không được lưu thông tốt đến nang tóc, làm tăng nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố làm chân tóc yếu gây ra gãy rụng.
Cách phục hồi và chăm sóc cho tình trạng chân tóc yếu
Chăm sóc tóc đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng chân tóc yếu. Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giữ cho mái tóc khỏe mạnh, bóng đẹp:
- Thường xuyên cắt tỉa tóc: Cắt tỉa tóc hàng tháng giúp loại bỏ những đốm tóc hư tổn, chẻ ngọn và giữ cho mái tóc luôn ngắn gọn, bóng mượt.
- Sử dụng dầu gội, dầu xả phù hợp: Chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, giàu dưỡng chất để bảo vệ phục hồi chân tóc yếu đồng thời hạn chế kích ứng tổn thương như: kem cấp ẩm Scalp 3- In-1 Treatment, dầu dưỡng Rosemary Root Enhancer, dầu xả Rosemary Hair Thickening Conditioner,…
- Massage da đầu: Massage nhẹ nhàng da đầu mỗi ngày giúp kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng nang tóc làm giảm căng thẳng.
- Áp dụng mặt nạ dưỡng tóc từ nguyên liệu tự nhiên: Dầu dừa, nha đam, dầu oliu… có tác dụng giữ ẩm làm dịu da đầu giúp tóc trở nên mềm mượt chắc khỏe.
- Tránh sử dụng quá nhiệt: Nhiệt độ cao từ máy sấy, máy uốn tóc làm mất đi lớp keratin tự nhiên gây hư tổn làm tăng nguy cơ gãy rụng.
- Giữ lượng giấc ngủ đủ: Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể thư giãn, phục hồi và giảm căng thẳng từ đó giúp tóc không bị yếu.
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đủ protein, vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng gà hoặc các loại hải sản giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu giúp cho tóc khỏe mạnh. Và đây cũng là một trong những cách trị tóc rụng hiệu quả tại nhà.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về tình trạng chân tóc yếu và những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Nhờ những kiến thức đã chia sẻ bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc cũng như bảo vệ tóc. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về tóc yếu, rụng tóc hoặc hói đầu, đừng lo lắng! NewHair sẵn sàng giúp bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tóc một cách chuyên nghiệp!
Xem thêm: