20/06/2023
Bộ lọc
Nấm da đầu gây hói, rụng tóc | Nguyên nhân và cách điều trị
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ngứa. Dù ở độ tuổi nào cũng có khả năng bị nấm da đầu. Bình thường, da đầu bị nhiễm nấm sẽ khiến người bệnh luôn khó chịu vì ngứa ngáy. Nếu không điều trị ngay sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu.
1. Nấm da đầu gây hói có đúng không?
Nấm da đầu không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh nấm da đầu khởi phát với các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gãy).
Mảng vảy bong ra khỏi da đầu tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng). Nếu bạn không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng gây rụng tóc nhiều và xuất hiện các mảng hói khiến người bệnh tự ti về vẻ bề ngoài. Đặc biệt, đầu đinh hói ở nam giới xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân nấm da đầu.
2. Nguyên nhân gây nấm da đầu
2.1. Vệ sinh da đầu không sạch sẽ
Việc vệ sinh da đầu không sạch tạo môi trường ẩm ướt, là cơ hội đến nấm sinh sôi và phát triển. Đồng thời mồ hôi cùng nấm mốc sản sinh sẽ tạo ra tế bào chết do da đầu. Ngoài ra, khi gội đầu nhiều người chà sát quá mạnh làm cho da đầu trầy xước, dễ sinh ra gàu. Khi da đầu bị tổn thương thì nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong hơn.
2.2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Nhiều chị em thường để đầu quá bẩn rồi mới gội. Đây cũng là thực trạng xảy ra rất nhiều hiện nay và gây ra nấm da đầu phổ biến, hoặc những người có thói quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ. Chính những thói quen này là yếu tố làm bệnh phát sinh. Đồng thời, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị bệnh như: Lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.
2.3. Lây nhiễm nấm từ động vật
Thú cưng hay vật nuôi trong gia đình dễ bị các loại nấm xâm nhập, nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể bị nhiễm nấm. Bởi vì, những loại nấm này có khả năng lây sang người.
Ngoài ra, môi trường ô nhiễm và nguồn nước sử dụng bị nhiễm vi khuẩn, nấm cũng là yếu tố gây nấm da đầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hói đầu có trị được không?
3. Dấu hiệu nhận biết bị nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu thường rất dễ nhầm lẫn sang các căn bệnh khác, không những vậy nhiều người còn xem nhẹ những biểu hiện của bệnh mà bỏ qua. Vậy nên để không bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh này, bạn cần chú ý đến sức khỏe của da đầu nhiều hơn. Nấm da đầu biểu hiện qua 3 giai đoạn dưới đây:
3.1. Giai đoạn 1: Xuất hiện gàu, rụng tóc và có cảm giác ngứa da đầu
Nấm là nguyên nhân chính kích thích da đầu tiết ra bã nhờn, đồng thời kết hợp với các tế bào chết trên da tạo thành gàu. Vậy nên, khi da đầu nổi nhiều gầu bất thường, gây ngừa và rụng tóc là những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Vậy nên khi xuất hiện biểu hiện trên bạn cần phải kiểm tra để phát hiện bệnh sớm nhất.
3.2. Giai đoạn 2: Ngứa ngáy nhiều hơn, xuất hiện mụn da đầu
Gàu xuất hiện một lúc một nhiều bã nhờ tiết liên tục gây ra tình trạng ngứa đầu liên tục. Cảm giác khó chịu, bứt rứt, khiến bạn gãi đầu liên tục, chà xát mạnh gây tổn thương da đầu. Việc này vô tình làm cho da đầu bạn càng trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó, da đầu sẽ xuất hiện thêm mụn đỏ, nhỏ li ti và gây ngứa nhiều hơn. Tất cả các dấu hiệu trên đều gây ảnh hưởng đến nang tóc, khiến tóc yếu đi.
3.3. Giai đoạn 3: Tóc rụng không kiểm soát
Ở giai đoạn 3 cũng là lúc tóc đã bị ảnh hưởng trầm trọng và rụng không kiểm soát. Thời điểm này nhiều người vẫn chủ quan và không nghĩ đến trường hợp mình đã mắc bệnh nấm. Rụng tóc có còn đi kèm với hiện tượng viêm da lan rộng khắp khiến bạn vô cùng khó chịu và áp lực với việc rụng tóc quá nhiều. Do vậy khi phát hiện những dấu hiệu trên bạn cần đi đến da liễu khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Khám bệnh sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân rụng tóc do bệnh lý hay do nguyên nhân hói đầu di truyền.
4. Cách điều trị nấm da đầu và những lưu ý cần biết
4.1. Thay đổi dầu gội đầu
Nếu da đầu hiện tại gặp nhiều vấn đề với loại dầu gội bạn đang dùng thì đừng chần chừ hãy thay đổi ngay. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến da đầu dễ bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng loại gội đầu từ thảo dược, bồ kết,… để giúp da đầu được thư giãn và thoải mái hơn. Một số loại dầu gội suôn mượt tóc thường sẽ khiến tóc bạn dễ gãy rụng. Vì vậy bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp.
4.2. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc trị nấm hiện nay cũng khá phổ biến trên thị trường. Không chỉ mang lại hiệu quả cao mà chi phí cũng không hề đắt đỏ. Độ đa dạng về sản phẩm loại này cũng rất lớn. Vì vậy, bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ về thành phần của thuốc trước khi sử dụng nhé. Để có thể an tâm hơn, bạn nên sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh rơi vào những tác dụng khôn lường của thuốc.
5. Lưu ý khi trị nấm da đầu
- Điều trị càng sớm càng tốt, triệt để, tránh tình trạng bệnh nặng gây hói đầu, rụng tóc.
- Tuyệt đối không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh nấm da đầu vì khả năng nấm và vi khuẩn lây lan rất nhanh.
- Nên sấy và hong tóc thật khô trước khi đi ngủ hoặc đội mũ. Vì môi trường ẩm ướt là điều kiện dễ dàng cho nấm mốc phát triển.
Nấm da đầu gây hói, rụng tóc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ làm bạn mất đi sự tự tin. Vậy nên khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào, bạn cần thăm khám và điều trị sớm nhất có thể nhé!
>>> Tham khảo thêm bài viết: Hói đầu có di truyền không và cách phát hiện, ngăn chặn sớm nhất!