!function (w, d, t) { w.TiktokAnalyticsObject=t;var ttq=w[t]=w[t]||[];ttq.methods=["page","track","identify","instances","debug","on","off","once","ready","alias","group","enableCookie","disableCookie"],ttq.setAndDefer=function(t,e){t[e]=function(){t.push([e].concat(Array.prototype.slice.call(arguments,0)))}};for(var i=0;i

Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

Nguyên nhân khiến tóc mọc chậm và cách điều trị phù hợp

Trung bình mỗi tháng tóc sẽ mọc dài thêm 1,5 – 2,5cm, tuy nhiên tình trạng tóc mọc chậm, thưa mỏng đang ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều người. Để khắc phục tình trạng trên bạn cần trả lời được các câu hỏi: Tóc mọc từ đâu? Tóc mọc dài trong bao lâu? Để từ đó tìm ra cách khắc phục tình trạng không mọc tóc con hiệu quả nhất!

Tế bào mầm tóc suy yếu làm tóc mọc chậm
Tế bào mầm tóc suy yếu là nguyên nhân chính khiến tóc gãy rụng và khó mọc lại

1. Cấu trúc và vòng đời của tóc

1.1. Cấu trúc tóc

Tóc có cấu tạo gồm 2 phần: Thân tóc (phần tóc từ da đầu đến ngọn) và nang tóc (phần tóc bên dưới da đầu). Trong nang tóc có một phần nhô ra được gọi là phình tóc – nơi chứa các tế bào mầm tóc. Khi sợi tóc mới hình thành, tế bào sẽ di chuyển xuống nhú bì để hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình biệt hóa và tăng sinh thành sợi tóc hoàn chỉnh.

1.2. Vòng đời của tóc

Theo nhiều thống kê cho thấy thì 1 tháng tóc dài từ 1,5 – 2cm đối với tóc phụ nữ, còn đối với mọc tóc nam giới thì tóc trong 1 tháng dài hơn 2 – 2,5 cm. Tuy nhiên, đối với phụ nữ thì cần một điều kiện lý tưởng như chế dinh dưỡng đầy đủ, không thiếu chất thì tóc mới mọc nhanh số liệu đã thống kế trên. Vậy tóc mọc dài trong bao lâu còn phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là: Dinh dưỡng và giới tính. 

Ít ai biết được, mỗi sợi tóc đều có tuổi thọ riêng của chúng. Thông thường, chúng có thể sống từ 2-6 năm trên da đầu và trải qua đồng thời 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn mọc: Khoảng 90% sợi tóc trên đầu đều trải qua hết giai đoạn này.
  • Giai đoạn ngưng mọc: Kéo dài khoảng 3 tuần và rất ít lượng tóc ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn nghỉ (Chờ rụng và rụng): Quá trình mọc tóc mới sẽ được bắt đầu và kéo dài khoảng 3 tháng, có 5-10% số tóc ở giai đoạn nghỉ này. Giai đoạn mọc tóc chiếm phần lớn tóc trên da đầu. Vì vậy, chúng ta ít khi có thể cảm nhận được việc mọc thêm tóc hay rụng đi theo thời gian.

Lý giải sự thật thú vị: Tóc mọc từ chân hay ngọn? – Lý giải sự thật thú vị mà ít người biết

2. Các nguyên nhân khác khiến tóc mọc chậm

Stress, thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất,… là những nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng tóc gãy rụng. Bên cạnh đó, các bệnh viêm nhiễm, giang mai, lupus ban đỏ và các bệnh lý như sốt viêm phế quản, viêm phổi,… cũng là yếu tố khiến mầm tóc suy yếu. Dưới đây là những phân tích cụ thể cho các nguyên nhân trên:

2.1. Sử dụng nhiều đường

Protein là một trong những chất cần thiết để phát triển nang tóc. Tuy nhiên, đường lại làm giảm khả năng hấp thụ protein, do đó nếu muốn kích thích tóc mọc nhanh, bạn không nên sử dụng quá nhiều đường.

2.3. Ăn quá mặn

Nếu sử dụng hơn 2300mg muối mỗi ngày, tóc sẽ chậm phát triển. Bên cạnh đó, ăn mặn có thể gây ra các biến chứng có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tim mạch, suy thận, tai biến, loãng xương,…

Ăn quá mặn cũng là nguyên nhân khiến tóc mọc chậm
Ăn quá mặn cũng là nguyên nhân khiến tóc mọc chậm

2.4. Uống nhiều nước ngọt

Nước ngọt có thành phần chủ yếu là fructose, siro, chất tạo màu, đường hóa học,… các chất trên đều là nguyên nhân gây khô tóc, dễ gãy rụng và làm tóc mọc lâu.

2.5. Thừa vitamin A

Vitamin A là một trong những chất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là làm tóc rụng và khó mọc trở lại.

2.6. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành và phát triển của nang tóc.  Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thần kinh nội tiết sẽ đảm nhiệm vai trò điều phối lượng tế bào mầm tóc để biệt hóa và hình thành các thành phần giúp tóc mọc nhanh và liên tục.

Khi bị rối loạn nội tiết tố, vấn đề thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, nam giới rối loạn sinh lý, … Đây là giai đoạn gây ảnh hưởng nhiều đến việc tóc gãy rụng và khó mọc trở lại. Bạn nên chú ý và cân bằng lại thói quen sinh hoạt của mình.

2.7. Hư tổn do tạo kiểu tóc

Tạo kiểu tóc quá nhiều lần sẽ khiến tóc dễ bị hư tổn và gãy rụng. Trong trường hợp này, da đầu của bạn dễ bị khô và không cung cấp ẩm cho nang tóc. Chúng khiến tóc khô cứng và dễ gãy rụng, ngăn cản sự phát triển của tóc.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất kém chất lượng và thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hồi tóc. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến việc mọc tóc ngày càng phải trông cậy vào các giải pháp cả tự nhiên lẫn công nghệ ngày nay.

Tạo kiểu tóc quá nhiều cũng khiến tóc suy yếu dần
Tạo kiểu tóc quá nhiều cũng khiến tóc suy yếu dần

2.8. Lão hóa

Lão hóa không chỉ khiến tóc bị bạc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Trong giai đoạn này tế bào mầm tóc (anagen) sẽ ngắn hơn khi tuổi cao. Nó gây ra hiện tượng tóc yếu đi và thậm chí không dài ra được nữa. Ngoài ra, sức khỏe thể chất và thói quen thực phẩm thay đổi khi về già cũng ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tóc của bạn.

Sau 30 tuổi là thời kỳ tóc bắt đầu có chiều hướng phát triển xấu đi. Cộng thêm nhiều tác động của căng thẳng, sức khỏe sẽ là những nguyên nhân cốt lõi khiến tóc gãy rụng và thưa dần nếu thiếu đi sự chăm sóc đặc biệt.

2.9. Căng thẳng

Như đã đề cập, căng thẳng và tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ  mọc tóc. Stress hình thành nên tình trạng Telogen Effluvium. Đây là thời kỳ mà tóc của bạn tạm thời ngừng phát triển và hạn chế sinh trưởng đến 30%.

Vấn đề này hiện đang xảy ra khá phổ biến ở độ tuổi từ 25 đến 40 do mức độ của công việc và hôn nhân. Nếu kéo dài sẽ gây nhiều tác động nghiêm trọng đến chu kỳ phát triển tóc của bạn và gây ra rụng tóc, khiến tóc mọc chậm đáng kể.

Căng thẳng mệt mỏi khiến tóc mọc chậm đáng kể
Căng thẳng mệt mỏi khiến tóc mọc chậm đáng kể

2.10. Thiếu chất dinh dưỡng

Thói quen ăn uống cũng như thực đơn hàng ngày cũng khá quan trọng đến chất lượng tóc của bạn. Hiện tượng này xuất hiện do chế độ ăn kiêng không hợp lý, nhịn ăn giảm béo dẫn đến thiếu cân bằng dinh dưỡng. Theo báo cáo của các chuyên gia da liễu hàng đầu, việc loại bỏ, cắt giảm protein trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến tóc mọc chậm và mỏng đi rất nhiều lần.

2.11. Rối loạn tuyến giáp

Tình trạng của tuyến giáp có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của các nang tóc. Khi tuyến giáp khỏe mạnh, đồng nghĩa với sự sinh trưởng bình thường của tóc. Ngược lại, suy giáp hoặc cường giáp khiến lượng hormone trồi sụt không ổn định. Điều này khiến chu kỳ hình thành của tóc bị ngừng lại tạm thời. Gây nên hiện tượng rụng tóc theo từng mảng, phát triển không đều.

3. Các cách giúp kích thích tóc mọc nhanh

Để giúp kích thích mọc tóc nhanh, bạn cần phải hiểu tóc mọc ra từ đâu và phát triển như thế nào? Vậy tóc mọc từ chân hay ngọn? Câu trả lời chính xác là: Tóc mọc dài ra ở chân tóc chứ không mọc dài ra ở phần ngọn tóc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do vậy, khi muốn tóc dài nhanh thì bạn cần phải chăm sóc từ da đầu.

3.1. Dùng tinh dầu, dưỡng chất

Một số loại tinh dầu, nguyên liệu mọc tóc tự nhiên phổ biến ngày nay được ứng dụng rất nhiều để kích thích tóc mọc trở lại ngay tại nhà. Trong đó điển hình nhất vẫn là trị hói bằng dầu dừa, tinh dầu bưởi, dầu oliu hay ủ tóc bằng bia, kích thích mọc tóc bằng trứng gà, … Việc sử dụng tinh dầu cho tóc không chỉ mang đến hiệu quả cho quá trình phục hồi tóc mà nó còn giúp thư giãn đầu óc và giảm bớt căng thẳng.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc này quá nhiều lần trong ngày. Thông thường chỉ nên xịt từ 1 đến 2 lần, đối với người bị nấm đầu thì nên hạn chế dùng. Bạn cũng nên massage da đầu sau mỗi lần xịt để giúp tinh chất thấm nhanh hơn.

Dùng tinh dầu thiên nhiên để kích thích quá trình sinh trưởng của tóc
Dùng tinh dầu thiên nhiên để kích thích quá trình sinh trưởng của tóc

3.2. Cân bằng dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý sẽ là một trong những yếu tố giúp cho tóc bạn nhanh mọc trở lại. Đặc biệt, nên bổ sung thêm protein để tóc khỏe mạnh và phục hồi nhanh hơn. Một số thực phẩm được khuyến cáo cho việc phục hồi sự sinh trưởng của tóc như cá hồi, bơ, khoai lang, trứng, …

3.3. Cấy tóc

Phương pháp cấy tóc được khá nhiều người áp dụng bởi tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả. Chi phí của việc cấy tóc cao hoặc thấp tùy thuộc vào phương pháp cấy. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín để không gây nguy hại ngoài mong muốn đến da đầu của bạn.

3.4. Massage da đầu thường xuyên

Ít ai biết được việc massage da đầu giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển của tóc. Các động tác massage da đầu có khả năng kích thích hệ thống tuần hoàn máu dưới da đầu. chính vì thế, nang tóc được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp cải thiện mọc tóc chậm. Tóc mọc ra sẽ khỏe khoắn và không còn khô cứng như trước.

Massage da đầu thường xuyên tốt cho hệ tuần hoàn máu
Massage da đầu thường xuyên tốt cho hệ tuần hoàn máu

3.5. Hạn chế tạo kiểu

Như đã đề cập, việc tạo kiểu tóc quá nhiều sẽ gây nhiều tổn thương đến tóc. Khi có dấu hiệu tóc hư tổn bạn nên tạm thời ngưng sử dụng các chất hóa học lên tóc để giảm việc gãy rụng và khô tóc. Trong giai đoạn này, việc chăm sóc tóc là vô cùng quan trọng để tóc có thể chắc khỏe và nhanh chóng sinh trưởng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản, giúp bạn trả lời được các câu hỏi tóc mọc từ đâu? Tóc mọc từ chân hay ngọn? Bên cạnh đó, bài viết con nêu ra những cách chăm sóc tóc ngày tại nhà, nếu bạn chăm sóc tóc đúng cách và thường xuyên sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.