20/06/2023
Bộ lọc
Hói đầu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và rủi ro bạn cần biết sớm!
Theo thống kê của The Hair Society, khoảng 35 triệu nam giới và 21 triệu phụ nữ trên thế giới bị rụng tóc, hói đầu. Tỷ lệ hói tăng lên 40% đối với nam giới trên 35 tuổi và tăng lên 70% đối với nam giới ở độ tuổi 80. Vậy hói đầu là bệnh gì? Liệu bạn có đang mắc chứng rụng tóc không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin chi tiết nhất cũng như hiểu rõ hói đầu là như thế nào.
1. Hói đầu là gì?
Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều (trung bình >100 sợi mỗi ngày), lâu dần hình thành những mảng da đầu trống, trơn lì.Thông thường, tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:
- Giai đoạn anagen (2 – 4 năm) – Giai đoạn phát triển của tóc (với 90% số lượng tóc của bạn đang ở trong giai đoạn này).
- Giai đoạn catagen (2 – 3 tuần) – Giai đoạn trung gian, nang tóc co lại 1/6 kích thước thông thường và chuyển qua giai đoạn telogen.
- Giai đoạn telogen (3 – 4 tháng) – Giai đoạn tóc rụng đi và phát triển theo chu kỳ mới. Lúc này, tóc mới mọc lại. Số lượng tóc rụng đi và mọc mới sẽ cân bằng với nhau.
Tình trạng hói đầu xảy ra khi sự cân bằng của giai đoạn telogen bị phá vỡ, thay vì tóc mới mọc thế vào chỗ cũ thì các nang tóc cũ bị phá huỷ, các mô sẹo hình thành.
2. Biểu hiện của hói đầu như thế nào?
Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của tình trạng hói đầu:
- Tóc dễ bị gãy rụng trong quá trình chải hay vuốt tóc.
- Da đầu bị thưa, tóc mọc thưa thớt, chậm và mỏng.
- Mái tóc bị bết rất nhanh, hay bị xơ rối.
- Thấy rõ đường chân tóc, đường chân tóc có dấu hiệu bị rẽ ngôi hay thụt lùi vào trong.
- Những mảng trắng lớn trên da đầu bị lộ ra.
- Da đầu bị ngứa, xuất hiện gàu.
- Tóc rụng liên tục với số lượng nhiều trong một khoảng thời gian kéo dài.
- Hói đầu nam: Tóc hói ở 2 bên thái dương, đường chân tóc bị rút ngắn lại,…
- Hói đầu nữ: Tóc thưa, mảnh và dễ bị gãy rụng.
Nhận biết hói đầu càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn. Để nắm rõ hơn về các dấu hiệu của từng nhóm đối tượng cụ thể, độc giả có thể tham khảo thêm thông tin biểu hiện hói đầu. Hói đầu có nhiều kiểu khác nhau, nhiều người bị hói đầu nhưng không để ý thì sẽ không biết về hói đầu giai đoạn sớm. Nếu bạn chưa rõ về hói đầu như thế nào thì có thể xem đầy đủ các loại ở hình ảnh dưới đây:
3. Nguyên nhân dẫn đến hói đầu là gì?
Đầu bị hói bên cạnh việc khiến bạn mất tự tin còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hói đầu rụng tóc có thể là vì một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Di truyền từ ông hay cha sang con trai. Nữ giới thường ít khi bị hói đầu do di truyền.
- Do căng thẳng kéo dài vì áp lực công việc hay học tập, tóc rụng nhiều và gây hói đầu.
- Truyền chất độc hại vào cơ thể do xạ trị, hóa trị điều trị ung thư.
- Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức thì có thể khiến cho tóc rụng nhiều, hói đầu xảy ra.
- Thói quen xấu khiến tóc rụng, hói đầu như: Vuốt, kéo tóc, để tóc ẩm sau khi gội, sử dụng nhiều chất hoá học độc hại lên tóc (uốn, duỗi, nhuộm), hay dùng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…).
- Tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh khiến tóc gãy rụng và hói.
- Thiếu hụt dinh dưỡng nuôi tóc khiến tóc đẩy nhanh tốc độ rụng, chậm mọc mới dẫn đến việc bị hói đầu.
- Do bệnh lý như nấm da đầu, gàu,…
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới khiến cho mái tóc không được nuôi dưỡng tốt, bị rụng nhiều.
Nguyên nhân gây nên hói đầu khá đa dạng, bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan, người bệnh cần xác định nguyên nhân càng sớm càng tốt. Tham khảo thêm chi tiết nguyên nhân gây hói đầu để biết cách điều trị phù hợp.
4. Hói đầu có nguy hiểm không, có cần chữa không?
Hói đầu ở giai đoạn sớm không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ về lâu dài. Trong khoảng thời gian đầu tiên, hói đầu khá dễ điều trị, nhanh chóng, hiệu quả và ít đau đớn. Ngược lại, hói đầu để càng lâu thì càng khó chữa trị, thậm chí có nguy cơ hói vĩnh viễn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Thực chất, bên cạnh vấn đề về thẩm mỹ, nhiều người khá lo lắng nếu hói đầu lâu ngày và tìm hiểu về vấn đề hói đầu là bệnh gì. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo tình trạng da đầu đang bị viêm nhiễm, bệnh lý nặng gây rụng tóc, hói đầu bạn cần chú ý:
- Da đầu bạn bị chảy dịch màu trắng đục (hoặc vàng, xanh,…)
- Lở loét da đầu, chảy máu
- Vùng da đầu hói bị viêm, đen sạm lại và có dấu hiệu hoại tử
Nhiều trường hợp da đầu có bệnh lý nặng nên gây ra rụng tóc, hói đầu. Tuy nhiên vì chủ quan nên không đi khám, từ đó dễ dẫn đến bị hói đầu và để lại sẹo vĩnh viễn.
5. Hói đầu có chữa được không?
Hói đầu, rụng tóc hoàn toàn có thể chữa trị được bằng rất nhiều cách khác nhau. Song mức độ hiệu quả như thế nào, tốn bao nhiêu thời gian thì còn phụ thuộc vào giai đoạn, nguyên nhân hói đầu bạn mắc phải. Tổng cộng có 6 giai đoạn hói đầu theo mức độ nguy hiểm tăng dần mà bạn nên biết:
- Giai đoạn 1, 2: Chưa nguy hiểm, triệu chứng còn nhẹ như tóc mỏng dần, có hiện tượng rụng tóc khi chải hoặc vuốt tóc. Lúc này nếu chỉ đang ở giai đoạn nhẹ của hói đầu thì bạn có thể sử dụng các phương pháp kích thích mọc tóc dân gian, chăm sóc tại nhà.
- Giai đoạn 3, 4: Triệu chứng rõ ràng, tóc thưa thớt thấy rõ, da đầu trống theo mảng. Ở giai đoạn giữa, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay các phương pháp như: Cấy Hair Cells vi điểm, cấy siêu tế bào phôi nang tóc.
- Giai đoạn 5, 6: Tóc rụng gần hết hoặc rụng hoàn toàn, người bệnh có nguy cơ hói đầu vĩnh viễn. Thời điểm này cần sử dụng các loại thuốc chữa trị theo chỉ dẫn của chuyên gia. Trong trường hợp nang tóc không còn hoạt động nữa thì cấy tóc là phương pháp hữu dụng nhất.
Hói đầu ở đàn ông và phụ nữ, mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Việc hiểu rõ giai đoạn và các dạng hói đầu sẽ giúp người bệnh tìm được phương pháp chữa trị thích hợp nhất. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết về câu hỏi “Hói đầu có chữa được không?” để biết rõ nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng cũng như một vài phương pháp trị liệu phổ biến.
6. Khi nào cần khám bác sĩ?
Đến thăm khám bác sĩ ngay khi gặp các tình trạng sau:
- Rụng tóc nhiều bất thường: Trung bình mỗi ngày một người sẽ rụng từ 50 – 100 sợi mỗi ngày. Nếu số sợi tóc rụng nhiều hơn 100, bạn nên chú ý thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu, sưng đỏ…
- Có hiện tượng lở loét ở da đầu bất thường.
Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng da đầu, chẩn đoán nguyên nhân và lên phác đồ điều trị tuỳ theo tình trạng tóc cụ thể. Các trường hợp đặc biệt như bệnh lý da đầu sẽ có triệu chứng gàu gây ra các mảng vảy cục bộ. Điều này có thể gây ra sẹo và do đó, rụng tóc vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hói đầu
Câu 1: Bị hói đầu nên làm gì?
Trả lời: Khi phát hiện các triệu chứng hói đầu, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể, từ đó có các phương pháp chữa trị thích hợp. Trong trường hợp hói đầu nhẹ, bạn có thể kết hợp lựa chọn các phương pháp tại nhà: phương pháp dân gian, dưỡng tóc và da đầu, sử dụng các loại thực phẩm chức năng… Trường hợp hói đầu do bệnh lý, bác sĩ có thể đưa ra các loại thuốc, cách chăm sóc tóc và da đầu phù hợp. Cuối cùng, can thiệp bằng thẩm mỹ là phương pháp điều trị có thể cân nhắc.
Câu 2: Dấu hiệu hói ở nữ và hói đầu ở nam khác nhau ra sao?
Trả lời:
- Nam giới: Tóc rụng nhiều, hói thành từng mảng. Tóc rụng thường tập trung ở các vị trí: đỉnh đầu, hai bên thái dương, đường ngôi trán.
- Nữ giới: Tóc rụng nhiều, thưa thớt, xuất hiện các mảng trống ở đường rẽ ngôi, vùng đỉnh đầu và hai bên thái dương.
Hiện nay có vô vàn phương pháp cấy tóc an toàn với công nghệ hàng đầu từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, phương pháp cấy tóc cho phụ nữ an toàn phổ biến là cấy tự thân với thời gian hiệu quả sau 6-12 tháng.
Câu 3: Đầu bị hói bao lâu thì mất hết tóc?
Trả lời: Điều này phụ thuộc vào tình trạng của riêng từng người, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Về cơ bản, người bị hói đầu sẽ rụng số tóc > 100 sợi mỗi ngày. Chỉ sau khoảng vài năm, người bị hói đầu có nguy cơ bị mất hết tóc nếu không tìm kiếm được cách điều trị dứt điểm.
Câu 4: Có những cách trị hói đầu nào?
Trả lời: Có rất nhiều cách điều trị hói đầu đa dạng. Việc lựa chọn phương pháp nào cần phụ thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn của từng đối tượng. Một số phương pháp điển hình có thể kể đến dưới đây:
- Sử dụng phương pháp dân gian (gội bồ kết, dầu dừa,…)
- Sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc uống bổ sung dưỡng chất cho tóc.
- Cấy tinh chất mọc tóc bằng phương pháp hiện đại.
- Cấy tóc tự thân.
>>> Mời bạn đọc tìm hiểu thêm bài viết cấy tóc để làm gì để đưa ra phương án điều trị hói đầu hiệu quả nhất.
Trên đây là tất tần tật thông tin do NEWHAIR cung cấp để giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là hói đầu. Mong rằng những thông tin trên thực sự bổ ích dành cho bạn để biết cách xử lý kịp thời tình trạng này. Liên hệ ngay cho NEWHAIR với hotline: 1900 6717 để được tư vấn thêm!