Thứ 2 - Chủ Nhật:

08:00’ - 20:00’

Tiếng ViệtTiếng Việt

Bộ lọc

8 Nguyên nhân không mọc tóc con và 3 cách kích thích tóc mọc hiệu quả

Không mọc tóc con mới trong khi tóc cũ rụng liên tục khiến bạn lo lắng có ngày vùng da đó sẽ bị hói hoàn toàn? Bạn đã thử rất nhiều cách khác nhau nhưng vẫn không thể giúp tóc mọc trở lại? Đó là vì bạn đang chưa xác định đúng nguyên nhân của vấn đề. Trong bài viết này hãy cùng New Hair xác định vấn đề không mọc tóc con do đâu và tìm hiểu giải pháp xử trí phù hợp nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc và không mọc tóc con

1. 6 Nguyên nhân khiến tóc con không thể mọc lên

Thông thường khi tóc cũ rụng đi sẽ có những sợi tóc mới – tóc con mọc lên thay thế vào vị trí đó. Song nếu bạn nhận thấy tóc chỉ rụng đi mà không mọc lại khiến da đầu lộ rõ thì có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:

1.1. Do di truyền

Gen di truyền có khả năng tạo ra sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến chiều dài, màu sắc hay độ chắc khỏe của tóc. Do đó nếu bố hoặc mẹ bạn là người có gen tóc thưa, mỏng hay bị rụng tóc hói đầu thì khả năng cao là bạn cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Do tác động của gen, đến một thời kỳ nhất định nang tóc của bạn sẽ phát triển yếu đi, khiến cho sợi tóc con khó lòng phát triển hoặc mọc dài ra.

Có khả năng nào bạn bị hói đầu do di truyền không? Tìm hiểu ngay tại bài viết Hói đầu có di truyền không và cách phát hiện, ngăn chặn sớm nhất!

1.2. Do tuổi tác

Nam/nữ giới khi bước vào độ tuổi trung niên, nội tiết tố trong cơ thể sẽ có sự thay đổi. Đặc biệt nồng độ hormone DHT sẽ tăng cao. Sự hoạt động mạnh của hormone này sẽ khiến nang tóc bị teo lại, khó phát triển. Vì vậy những sợi tóc con rất khó để mọc lên hoặc mọc lên yếu ớt.

Tuổi tác càng cao thì tóc sẽ bị rụng nhiều

Tuổi tác càng cao thì tóc sẽ bị rụng càng nhiều.

1.3. Do thiếu hụt dưỡng chất

Sự phát triển của tóc chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các dưỡng chất mà cơ thể cung cấp. Đặc biệt  sắt, protein, kẽm, vitamin A và biotin là những chất mà tóc cần được bổ sung đầy đủ để có thể tái tạo và phát triển khỏe mạnh. Nếu trong quá trình ăn uống hàng ngày không bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất này thì nang tóc có thể suy yếu khiến tóc mọc chậm, sợi tóc mảnh yếu và dễ gãy.

Các chi phí sau thực hiện cấy tóc sinh học

Thiếu hụt biotin trong thức ăn có thể khiến tóc con mọc chậm

1.4. Chăm sóc tóc không đúng cách

Hầu hết các phương pháp làm đẹp cho tóc như uốn, duỗi, nhuộm tạo kiểu đều có sự can thiệp của các loại hóa chất làm ngăn chặn sự phát triển của các nang tóc. Từ đó dẫn đến tình trạng tóc bị vỡ, tổn thương trụ tóc, giòn tóc, tóc bị chẻ ngọn trông xơ xác và dễ bị đứt gãy. Tạo kiểu thường xuyên còn khiến cho da đầu dễ bị tổn thương dẫn đến tóc con không mọc lại được.

Tóc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất

Việc tóc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất khiến tóc bị tổn thương, giòn và dễ gãy.

1.5. Do mất cân bằng nội tiết sau sinh

Hầu hết trường hợp nữ giới sau khi sinh con thường rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố do sự thay đổi đột ngột của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc dẫn đến hậu quả là tóc rụng nhiều, tóc con mọc chậm, thậm chí không mọc trở lại.

Sự mất cân bằng nội tiết tố sau sinh

Sự mất cân bằng nội tiết tố sau khi sinh con khiến cho tóc của mẹ bị rụng nhiều và khó mọc mới

Nếu gặp phải tình huống này, các chị em hãy giữ bình tĩnh và không cần phải quá lo lắng vì vấn đề này chỉ kéo dài trong thời gian đầu sau sinh và tóc con sẽ mọc lại sau 2-3 tháng, tối đa là 4 tháng.

1.6. Do tác dụng phụ của hóa trị

Các loại thuốc hóa trị không thể nhận biết tế bào lành hay tế bào ung thư. Chúng sẽ tiêu diệt tất cả các tế bào đang phân chia bao gồm cả những tế bào tóc khỏe mạnh. Sau khi kết thúc liệu trình hóa trị, tóc con sẽ không mọc lại ngay mà sẽ mọc rất chậm do các loại thuốc hóa trị vẫn không ngừng tấn công vào các tế bào phân chia cho đến khi chúng được đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể người bệnh.

Các loại thuốc hóa trị dùng trong điều trị ung thư

Các loại thuốc hóa trị dùng trong điều trị ung thư sẽ tiêu diệt các tế bào tóc khiến tóc rụng nhanh.

Tuy nhiên sau vài tuần kể từ khi dừng hóa trị bạn có thể thấy tóc con mọc lên bình thường. Nếu muốn kích thích tóc mọc nhanh bạn có thể tham khảo bài viết: Cách khiến tóc mọc lại sau hóa trị.

1.7. Do căng thẳng quá độ

Căng thẳng, stress kéo dài được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó mọc tóc. Khi tinh thần căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại chất tên là telogen effluvium. Chất này sẽ có tác động làm rút ngắn chu trình phát triển của một sợi tóc, khiến nó nhanh chóng bị rụng hơn. Do đó bạn sẽ cảm giác như tóc con gần như không mọc mới mà chỉ thấy tóc rụng liên tục.

Stress, áp lực tinh thần

Stress, áp lực tinh thần là nguyên nhân làm cho nang tóc không thể phát triển.

1.8. Do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể làm gia tăng tình trạng rụng tóc và ngăn nang tóc sản sinh ra tóc con:

Loại bệnh khiến tóc không phát triển Dấu hiệu
Nấm da đầu, nhiễm trùng da đầu, viêm da đầu
  • Da đầu tiết ra bã nhờn
  • Xuất hiện gàu
  • Da đầu trở nên khó chịu và ngứa ngày
  • Gãi liên tục gây trầy xước, chảy máu, đóng vảy
  • Tóc ở vùng ngứa không mọc lên
Bệnh tuyến giáp
  • Tóc khô và rụng thành hình tròn (suy giáp)
  • Tóc mỏng, yếu, thưa dần và rụng với số lượng nhiều trong thời gian ngắn trong khi tóc mới chưa kịp mọc (cường giáp) 
Thiếu máu
  • Nang tóc dễ bị tổn thương và suy yếu
  • Tóc trở nên khô xơ, mất đi độ bóng tự nhiên và khó mọc tóc mới
Buồng trứng đa nang
  • Tóc bị yếu đi, dễ rụng, mỏng dần
  • Da đầu liên tục tiết ra bã nhờn khiến chân tóc bị bít lại và không thể mọc tóc mới

2. Nên làm gì khi tóc con không mọc trở lại?

Điều quan trọng đầu tiên khi bạn phát hiện ra tình trạng tóc con lâu không mọc là đừng quá lo lắng. Việc lo lắng quá mức có thể làm tình trạng rụng tóc thêm trầm trọng, đồng thời nhiều người cũng vì quá lo sợ mất tóc mà lại vội vàng sử dụng những loại thuốc kích thích không rõ tên tuổi dẫn đến hậu quả khó lường.

Nhiều người dùng có da đầu nhạy cảm

Nhiều người quá lo lắng khi tóc rụng và không mọc tóc con dẫn đến sử dụng thuốc kích thích mọc tóc bừa bãi

Điều bạn cần làm là hết sức bình tĩnh và theo dõi kỹ càng tình trạng rụng cũng như mọc tóc mới của mình. Nếu tóc của bạn liên tục rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày và tóc mới không có dấu hiệu mọc lên trong vòng 1-2 tháng thì bạn nên đi khám tại các bệnh viện da liễu. Bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân không mọc tóc con để từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm một số cách kích thích mọc tóc an toàn và lành tính dưới đây.

3. 3 Cách kích thích mọc tóc con nhanh và an toàn

3.1. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Thuốc kích thích mọc tóc được nói đến ở đây là những loại thuốc đã được chuyên gia quốc tế công nhận có tác dụng trong trị rụng tóc, hói đầu chứ không phải các loại thuốc trôi nổi không rõ tên tuổi trên thị trường. Cụ thể hiện nay Minoxidil là loại thuốc mà bạn có thể cân nhắc sử dụng để kích thích mọc tóc con an toàn.

Minoxidil (Rogaine) - Một loại thuốc bôi ngoài da phổ biến trong trị hói đầu

Minoxidil (Rogaine) – Một loại thuốc bôi ngoài da phổ biến trong trị hói đầu

Minoxidil có cả dạng thuốc bôi và thuốc uống. Thuốc có tác dụng tăng cường máu dẫn đến da đầu, nhờ đó nang tóc có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tóc con có thể mọc dài nhanh.

Tham khảo thêm các loại thuốc khác và cách sử dụng trong bài viết: 10 loại thuốc trị hói đầu rụng tóc được FDA công nhận

3.2. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tóc phát triển

Để tóc con có thể mọc mới nhanh và chắc khỏe, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức quan trọng. Dưới đây là những dưỡng chất bạn cần bổ sung:

  • Vitamin A: Có tác dụng quan trọng trong sự phát triển của tế bào nang tóc. Ngoài ra vitamin A còn giúp tuyến bã nhờn hoạt động hiệu quả, giữ ẩm cho chân tóc, hạn chế tóc khô rụng. Bạn có thể bổ sung vitamin A qua hoa quả, củ có màu đỏ, vàng và các loại rau lá màu xanh đậm. Tuy nhiên hãy bổ sung một cách điều độ vì quá nhiều Vitamin A cũng có thể gây rụng tóc.
  • Vitamin B: Một trong những vitamin quan trọng nhất cho quá trình mọc tóc. Cụ thể vitamin B6, B12 và axit folic sẽ có vai trò thúc đẩy hình thành hồng cầu, mang oxy đến nuôi dưỡng nang tóc. Bạn có thể bổ sung vitamin B qua cá, trứng, gan heo và những loại rau xanh, đậu nành, yến mạch… Tìm hiểu thêm tại bài viết vitamin B mọc tóc.
  • Vitamin C: Có tác dụng trong việc hình thành collagen giúp tóc chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung thông qua các loại quả mọng như cam, quýt, ớt chuông, cà chua…
  • Sắt: Giúp hình thành hồng cầu, mang oxy đến cho nang tóc. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, trái cây khô và đậu.
  • Kẽm: Tăng cường quá trình sản sinh tế bào mới, trong đó có tế bào nang tóc. Kẽm có nhiều trong thịt, trứng, các loại đậu và ngũ cốc.
Vitamin B1 được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc và thịt nạc

Một thực đơn giàu vitamin B có thể giúp tóc mọc dài nhanh và chắc khỏe

Đọc thêm: Đầu hói phải làm sao? – 8 cách trị hói cho từng nguyên nhân 

3.3. Sử dụng các liệu pháp kích thích mọc tóc từ thiên nhiên

Trong giai đoạn nang tóc yếu, khó mọc tóc con và dễ gãy rụng thì việc sử dụng hóa chất kích thích mọc tóc có thể đem lại hiệu quả “trái chiều”. Vì vậy bạn có thể áp dụng một số liệu pháp thiên nhiên để kích thích mọc tóc nhẹ nhàng như:

  • Ủ tóc bằng bơ: Bơ chứa nhiều vitamin B, C và E đều là những dưỡng chất tốt cho việc mọc tóc.
  • Mát xa với tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi giàu vitamin C, nhờ đó hạn chế quá trình oxy hóa và tăng cường tổng hợp collagen giúp tóc chắc khỏe.
  • Sử dụng mặt nạ tóc bằng chuối: Chuối giàu kali, vitamin B và dầu tự nhiên. Đây đều là những dưỡng chất giúp nang tóc phát triển và giữ cho sợi tóc khỏe mạnh.
  • Gội đầu với nước lá ổi: Lá ổi giàu vitamin C và A rất tốt trong việc kích thích tế bào tóc mới phát triển
cô gái đang massage da đầu

Massage da đầu thường xuyên với tinh dầu thiên nhiên để giúp tóc được thư giãn và nhanh phát triển hơn

Để theo dõi cụ thể hơn về cách thực hiện của các phương pháp kích thích mọc tóc tự nhiên này, vui lòng tham khảo tại đây.

Ngoài những phương pháp trên, để kích thích tóc con mọc dài, bạn nên tránh:

  • Thay đổi hay tạo kiểu cho tóc quá nhiều trong thời gian ngắn. Bạn nên đảm bảo khoảng cách giữa 2 lần nhuộm tóc, uốn tóc ít nhất là 4 tuần nếu cần thiết thực hiện.
  • Hút thuốc và sử dụng chất kích thích
  • Căng thẳng quá độ
  • Sinh hoạt không điều độ, bỏ bữa hoặc thức khuya.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho da đầu không mọc tóc con và cách mà bạn có thể xử lý chúng để khắc phục được những tình trạng ấy. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu được tư vấn chi tiết các phương pháp điều trị da đầu không mọc tóc con, hãy liên hệ trực tiếp với NEW HAIR thông qua số hotline: 1900 6717 hoặc website: caytocnewhair.com/ để được nhân viên tư vấn hỗ trợ sớm nhất.